9 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt 22,6 tỷ USD
Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước tính đạt 178,91 tỷ USD, riêng xuất khẩu dệt may mang về 22,6 tỷ USDã
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Nông sản Việt gặp nhiều bất lợi, xóa bỏ rào cản trì trệ về kinh doanh xăng dầu / Gỡ bỏ “rào cản” trì trệ về kinh doanh xăng dầu
Theo đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng năm tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2017; 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 58,2%. Riêng xuất khẩu mặt hàng dệt may mang về 22,6 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước, đưa dệt may lên vị trí thứ 2, sau xuất khẩu điện thoại và linh kiện.
Bên cạnh đó, biến đổi tỷ giá đang trở thành yếu tố có lợi cho doanh nghiệp dệt may. Tỷ giá VND/USD đã tăng mạnh ở giai đoạn giữa quý III và tiếp tục ở mức cao. Trong khi đó, nhập khẩu nguyên liệu bằng các ngoại tệ khác đang giảm giá so với USD.
Với đặc thù lao động trẻ, chăm chỉ, khéo léo, ngành dệt may Việt Nam sản xuất được nhiều sản phẩm mang bản sắc riêng, tạo lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu. Đồng thời, dân số gần 90 triệu người tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
Với kết quả khả quan của ngành dệt may, những lợi thế về lao động, nguyên liệu cùng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết trong năm nay, giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị quốc tế, mở ra triển vọng phát triển mới.
Tuy nhiên, ngành dệt may còn gặp không ít rào cản. Điển hình, giá trị gia tăng trong sản phẩm thời trang Việt vẫn thấp khi những đơn hàng, hợp đồng sản xuất hay xuất khẩu theo ODM (bao gồm cả khâu thiết kế) vẫn chiếm tỷ lệ thấp, trong khi phần lớn là hợp đồng xuất khẩu gia công.
VTG thu hút hơn 500 doanh nghiệp với trên 750 gian hàng.
Hạn chế này một phần xuất phát từ việc thiếu nguyên phụ liệu trong nước và công nghệ chưa cao. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu ngành dệt may 9 tháng đầu năm đạt 16,36 tỷ USD, tăng 16,49% so cùng kỳ.
Trước thực tế về triển vọng cũng như thách thức của ngành dệt may, Công ty dịch vụ Thương mại và Tiếp thị Yorkers (Hong Kong - Trung Quốc) đã tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp Dệt May lần thứ 18 (VTG 2018) và Triển lãm máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu Dệt May (VitaTex).
Triển lãm quy tụ nhiều thiết bị hiện đại, giúp doanh nghiệp tiếp cận với sự phát triển cao hơn.
Trong đó, VTG 2018 thu hút hơn 500 thương hiệu tham gia với trên 750 gian hàng từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Bồ Đào Nha,Thổ Nhĩ Kỳ... Ngoài ra, các đối tác chiến lược như Hiệp hội máy may Trung Quốc, Hiệp hội máy may Hong Kong, VTG 2018 còn thu hút các đoàn quốc tế như Trung tâm dệt may Hàn Quốc (KTC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Bồ Đào Nha (CCIPV), Hiệp hội doanh nghiệp dệt may và phụ kiện Thổ Nhĩ Kỳ (TEMSAD).
Bên cạnh VTG 2018 và Vit Tex, Triển lãm ngành Công nghiệp Da giày và Nguyên phụ liệu (VFM) cũng hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm về chất lượng, tiết kiệm thời gian và góp phần giúp doanh nghiệp tiếp cận máy móc hiện đại. Sự kiện diễn ra từ 21/11 đến 24/11 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC).
Theo Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Dệt may Việt Nam đạt kết quả ấn tượng trong 9 tháng đầu năm.