Bán thứ "sạch thơm, ai cũng cần", thu về hơn 64.000 tỷ
Giá vàng hôm nay 21/10: Tăng giá tuần thứ ba liên tiếp / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Kim ngạch xuất khẩu sắp đạt 200 tỷ USD, giá cau cao kỷ lục
Ở Trung Quốc, Nice là thương hiệu “quốc dân”, người người nhà nhà đều biết. Sản phẩm chính của Nice là xà phòng và bột giặt. Trang Khải Truyền – nhà sáng lập của Nice đã đưa một công xưởng xà phòng nhỏ trở thành tập đoàn lớn với doanh thu gần 20 tỷ NDT (67.200 tỷ đồng) như ngày nay.
Năm 1985, Khải Truyền trở thành giám đốc của một nhà máy hóa chất. Đây chính là tiền thân của tập đoàn Nice sau này. Lúc đó, nhà máy đang gặp phải 2 khó khăn lớn: mặt hàng xà phòng tồn ứ, nhân viên đình công. Khải Truyền phải đứng trước 2 lựa chọn: mặc kệ cho nhà máy “tự sinh tự diệt” hoặc tìm ra kế sách cứu vãn. Cuối cùng, ông đã lựa chọn phương án thứ hai.
Khải Truyền liên hệ với một xưởng sản xuất xà phòng có tiếng để nhận làm OEM (sản xuất “hộ”) cho họ. Nhờ vậy, Khải Truyền vừa kiếm được tiền, vừa học hỏi được cách làm xà phòng.
Sau khi đã tiết kiệm được một khoản tiền, Khải Truyền lập tức sang nước ngoài để học hỏi công nghệ tiên tiến, nghiên cứu ra sản phẩm xà phòng thơm Nice. Sau kiểm định, sản phẩm này được đánh giá là hàng chất lượng cao.
Thương hiệu Nice quen thuộc với người dân Trung Quốc
Thời gian đó, xà phòng thơm chỉ được sản xuất ở các công xưởng do nhà nước Trung Quốc chỉ định. Xưởng của Khải Truyền lại không nằm trong danh sách chỉ định đó. Dù vậy, ông vẫn kiên trì sản xuất, đưa công xưởng trở thành người đi đầu trong ngành công nghiệp xà phòng tỉnh Chiết Giang chỉ trong vòng 2 năm.
Lúc bấy giờ, mô hình kinh doanh thường thấy là sản xuất trước, tìm mối tiêu thụ sau. Nhưng Khải Truyền lại đi ngược với xu thế. Ông cảm nhận được sự biến đổi của thị trường và quyết định tìm ra thị trường tiềm năng trước, sau đó mới xây dựng hệ thống kinh doanh lớn mạnh. Ông đã chi 2 triệu NDT (6,7 tỷ đồng) làm quảng cáo. Nhờ vậy, Nice nhanh chóng trở nên nổi tiếng.
Sau khi công ty Nice được thành lập, mặt hàng xà phòng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, Khải Truyền lại nhìn thấy tiềm năng ở lĩnh vực xà phòng giặt. Ông cho ra đời xà phòng giặt Diaopai, vừa mềm mại lại có hương thơm thanh khiết, trong khi các loại xà phòng giặt khác vừa thô cứng lại có mùi khó chịu.
Ngoài ra, Khải Truyền còn mạnh dạn thử nghiệm cách quảng bá đầy mạo hiểm trong thời điểm đó: chi 1 triệu NDT (3 tỷ đồng) làm quảng cáo trên báo giấy, độc giả có thể dùng tờ quảng cáo để nhận xà phòng miễn phí. Kết quả, ván cược mạo hiểm này đã thành công. Độc giả sau khi sử dụng đã tỏ ra rất yêu thích và không tiếc lời khen ngợi chất lượng sản phẩm. Sau đó, Khải Truyền tiếp tục cho ra mắt xà phòng trong suốt và cũng đạt được thành công tương tự.
Với con mắt tinh tường và khả năng nhạy bén với thị trường, Khải Truyền một lần nữa “tiến quân” vào lĩnh vực mới: bột giặt. Khi ấy, ở Trung Quốc đã có 3 hãng bột giặt lớn, sở hữu sản phẩm chất lượng tốt. Biết mình khó lòng cạnh tranh với đối thủ, Khải Truyền đã chọn khai thác sản phẩm có mức giá tầm thấp và tầm trung – thứ còn đang thiếu trên thị trường lúc bấy giờ. Một gói bột giặt của Nice chỉ chưa đầy 30 NDT (100.000 đồng). Chỉ sau 1 năm, bột giặt cùng tên Diaopai đã chiếm vị trí số 1 Trung Quốc. Năm 2002, doanh thu từ sản phẩm này là hơn 1 triệu NDT (3 tỷ đồng).
Dần dần, thương hiệu Nice “lấn sân” sang nhiều lĩnh vực khác, như đồ vệ sinh cao cấp, kem đánh răng, dầu gội đầu. Năm 2015, doanh thu của Nice vượt ngưỡng 19 tỷ NDT (63.928 tỷ đồng).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
FID báo cáo sai khoản lỗ
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng