Bất động sản

Huy động vốn trái phép tại các dự án bất động sản: Vì sao doanh nghiệp vẫn 'nhờn luật'?

DNVN - Trước những hành vi lách luật để huy động vốn trái phép tại nhiều dự án mà báo chí phản ánh, Sở Xây dựng TP.HCM đã có kiến nghị UBND TP.HCM đã có kiến nghị tiếp tục vào cuộc thanh tra, làm rõ nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Bất động sản huy động vốn rồi 'đắp chiếu', khách hàng ‘lãnh đủ' / Có hay không việc chiếm dụng, trục lợi quỹ bảo trì tại chung cư Seasons Avenue?

Thanh tra điều kiện huy động vốn tại các dự án nhà ở

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có kiến nghị tiếp tục thanh tra, kiểm tra điều kiện ký hợp đồng huy động vốn các dự án theo quy định và xử lý vi phạm nếu có.

Theo Sở Xây dựng, Luật nhà ở đã quy định các nội dung cụ thể về nguyên tắc huy động vốn và quy định cụ thể các loại vốn phát triển cho từng loại nhà ở tương ứng (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ…). Trong đó, đối với nhà ở thương mại, tại khoản 2 Điều 69 Luật Nhà ở quy định: "Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…".

Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định rõ việc huy động vốn theo khoản 2, Điều 69 Luật Nhà ở phải đáp ứng các hình thức, điều kiện: "Chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn".

TP.HCM: Xử lý nghiêm các dự án huy động vốn trái phép, lừa dối khách hàng.

Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị xử lý nghiêm các dự án huy động vốn trái phép, lừa dối khách hàng.

Tuy nhiên, thực tế, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã giao kết với khách hàng dưới các hình thức: giữ chỗ, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng hứa chuyển nhượng, hứa nhận chuyển nhượng, hợp đồng góp vốn đầu tư, hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng thoả thuận điều kiện chuyển nhượng bất động sản.. nhưng chưa có hoặc chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định.

Hiện các chủ đầu tư nhận tiền ứng trước từ các hợp đồng trên của khách hàng với số tiền rất lớn, có trường hợp chiếm 80% giá trị.

Do đó, khi phát sinh rủi ro, tranh chấp, thường là người mua nhà gánh chịu. Nhiều dự án tính pháp lý chưa rõ ràng (chưa có giấy phép xây dựng), chưa đủ điều kiện giao dịch, kinh doanh (chưa có văn bản xác nhận đủ điều kiện huy động vốn) nhưng chủ đầu tư vẫn đưa ra giao dịch, ký hợp đồng với các hình thức nêu trên. Dẫn đến có nhiều trường hợp dự án sau khi nhận tiền góp vốn của khách hàng nhưng không có tiền triển khai thực hiện.

Cũng theo Sở Xây dựng, việc xác định mục đích sử dụng tiền đặt cọc của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, khó khăn trong việc xử lý vi phạm đối với chủ đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Để phát huy hiệu quả các quy định pháp luật để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới, cũng như kịp thời phát hiện các sai phạm của chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, Sở Xây dựng kiến nghị thực hiện thanh tra, kiểm tra điều kiện kthị ý hợp đồng huy động vốn các dự án nhà ở theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP và xử lý vi phạm.

La liệt "hạt sạn" trên thị trường bất động sản

Việc các chủ đầu tư lách luật, huy động vốn trái phép tại các dự án bất động sản diễn ra khá phổ biến và ngang nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua. Theo quan điểm của một số chuyên gia pháp lý, chế tài xử phạt hành vi này khá đầy đủ nhưng dường như vẫn chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn vi phạm.

Tại TP.HCM, nhiều dự án chưa đủ điều mở bán nhưng lại nhận đặt tiền cọc của khách hàng. Việc huy động vốn này thường núp dưới dạng “hợp đồng đặt cọc giữ chỗ”, “hợp đồng góp vốn”, “đặt cọc ưu tiên”… có khi lên đến 20-30% giá trị căn hộ. Trên thực tế, không ít trường hợp chủ đầu tư đã chiếm dụng vốn của người mua, thậm chí lừa đảo, chiếm đoạt khoản tiền đặt cọc.

Theo quy định, các căn hộ hình thành trong tương lai trước khi đưa ra giao dịch phải đáp ứng nhiều điều kiện theo quy định, như dự án phải hoàn thành xong phần móng, có văn bản cho phép mở bán từ Sở Xây dựng… Tuy vậy, nhiều chủ đầu tư và đơn vị môi giới bất động sản vẫn tìm cách huy động vốn từ khách hàng ngay cả khi dự án chưa có giấy phép xây dựng.

Đơn cử trong số này phải kể đến dự án Rome Diamond Lotus (tại Đại lộ Mai Chí Thọ, thuộc phường An Phú, TP. Thủ Đức) do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang (Phúc Khang Corporation) làm chủ đầu tư. Dự án được giới thiệu có tổng diện tích 0,91 ha trong quy mô toàn khu lên đến 1,6 ha, được xây dựng cao 30 tầng nổi, 2 tầm hầm, cung ứng ra thị trường khoảng 700 căn hộ có diện tích nhỏ nhất là 51m2 và lớn nhất là 107m2, dự kiến đưa vào sử dụng quý 2/2021..

Dự án cũng được chủ đầu tư quảng cáo bằng nhiều lời “có cánh” như tọa lạc trên 2 mặt tiền đường Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống, được ví như “thành Rome” của Sài Gòn bởi sự kết nối giao thương thuận tiện đến mọi nơi trong thành phố và khu vực, trung tâm kết nối các tỉnh thành.

Còn là bãi đất trống nhưng Phúc Khang vẫn thu tiền của khách hàng.

Còn là bãi đất trống nhưng Phúc Khang vẫn thu tiền của khách hàng tạidự án Rome Diamond Lotus.

Tuy nhiên, kể từ năm mở bán - 2018, dự án vẫn “dẫm chân tại chỗ”, không có hoạt động xây dựng. Theo ghi nhận thực tế của PV Doanh nghiệp Việt Nam, đến nay dự án chỉ là bãi đất trống. Ngoài ra “điểm yếu” của dự án bởi nằm ngay vị trí có mật độ giao thông khá dày đặc, nhất là vào những giờ cao điểm, hàng loạt xe container ra vào cảng Cát Lái và lên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây nườm nượp.

Trước đó, dự án Diamond Lotus Lake View (số 96 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú, TP.HCM) của Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Nhà Xanh – một thành viên của Phúc Khang Corporation làm chủ đầu tư từng rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”. Dự án này được chủ đầu tư mở bán từ tháng 7/2016. Hiện nay, dự án này vẫn "đắp chiếu", còn khách hàng thì đua nhau sang tay các hợp đồng đã ký.

Mặt khác, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì pháp luật nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh. Thế nhưng, hình thức đăng thông tin của các chủ đầu tư hiện nay đều chỉ tập trung vào quảng cáo về dự án, rất ít khi các chủ đầu tư đăng những thông tin về tình trạng pháp lý mà dự án mình có như giấy phép xây dựng, tiền sử dụng đất hay quy hoạch 1/500 để khách hàng có thể tìm hiểu.

Văn Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm