Bất động sản

Vụ 5 nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận bị bắt: Còn 8 dự án đang “chờ” kết quả điều tra

DNVN - Bên cạnh dự án Tân Việt Phát 2 liên quan đến 5 nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận bị bắt, Bộ Công an đang thụ lý 8 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở trên địa bàn tỉnh.

Bình Thuận: Thu hồi 2 dự án “đất vàng” ven biển TP Phan Thiết / Bình Thuận: Thu hồi dự án khu dân cư hơn 37 ha ở TP Phan Thiết

Thất thoát ngân sách hàng chục tỷ
Vụ việc, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Hai- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; ông Lương Văn Hải- nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Thuận; ông Hồ Lâm- nguyên Giám đốc Sở TNMT tỉnh Bình Thuận; ông Lê Nguyễn Thanh Danh- nguyên Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Bình Thuận và ông Ngô Hiếu Toàn- Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận.
Cả 5 bị can trên đều bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Nguyễn Ngọc Hai - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Ông Nguyễn Ngọc Hai - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bịCơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giamngày 10/2.

Cụ thể đây là vụ án xảy ra tại dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (3 lô đất số 18,19,20), thuộc quỹ đất hai bên đường 706B (nay là đường Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thông) phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Năm bị can này đều liên quan đến việc giao hơn 92.000m2 đất của 3 lô đất ở khu vực trên vào năm 2017 nhưng lại áp giá đất năm 2013, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 70 tỷ đồng.
Theo hồ sơ, tháng 1/2008, UBND tỉnh Bình Thuận có công văn cho chủ trương đấu giá 3 lô đất trên. Đến tháng 10/2013, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định phê duyệt giá khởi điểm của 3 lô đất này là hơn 111 tỉ đồng (1,2 triệu/m2).
Trong thời gian 2 năm tính từ thời điểm phê duyệt giá khởi điểm đến gần cuối năm 2015, mặc dù Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận phối hợp với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của Sở Tư pháp tổ chức 6 lần đấu giá 3 lô đất này, nhưng không có tổ chức hay cá nhân nào tham gia đấu giá.
Đến tháng 7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ là ông Nguyễn Ngọc Hai đã có quyết định điều chỉnh giá đất ở khu vực có 3 lô đất này lên 1,6 triệu đồng/m2.
Đầu năm 2017, Công ty cổ phần Tân Việt Phát có văn bản gửi Sở Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị tỉnh giao 3 lô đất này nhưng không đấu giá quyền sử dụng đất.
Từ tham mưu, đề xuất và các thủ tục liên quan của Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận, tháng 3/2017, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định (số 610) về việc thu hồi và giao đất, cho thuê đất các lô đất số 18, 19 và 20 (diện tích hơn 92.600 m2) cho Công ty cổ phần Tân Việt Phát với giá 1,2 triệu đồng/m2.
Đến ngày16/5/2017, Công ty Cổ phần Tân Việt Phát nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền lệ phí trước bạ nhà đất với 111,3 tỷ đồng và được Sở TN-MT ký hợp đồng thuê đất vào ngày 13/6/2017. Sau đó, Công ty cổ phần Tân Việt Phát lập tức lập dự án Tân Việt Phát 2 có tổng diện tích hơn 126.200 m2 với tổng mức đầu tư hơn 216 tỷ đồng.
Ngày 29/6/2017, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500. Ngày 19/3/2018, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần Tân Việt Phát làm chủ đầu tư dự án.
8 dự án đang “chờ” kết quả
Bên cạnh những sai phạm của dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát thì tỉnh Bình Thuận còn có 8 dự án hiện đang nằm trong “tầm ngắm” của Bộ Công An đang trong quá trình giải quyết, xác minh thông tin của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Cụ thể, ngày 5/9/2021, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan CSĐT Bộ Công an ký quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến 9 dự án trên địa bàn. Lý do thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm lúc đó đã hết, các tổ chức, cá nhân chưa cung cấp đầy đủ các tài liệu quan trọng do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Điển hình nhưDự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, thành phố Phan Thiết (tên thương mại là Hamubay Phan Thiết), được tỉnh Bình Thuận giao Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư.
dự án hamubay

Dự án Hamubay được giao gần 30ha đất mặt nước chưa đúng quy định.

Dự án này được giao cho Công ty Trường Phúc Hải nghiên cứu, khảo sát lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và đề xuất phương án sử dụng đất từ năm 2010. Công ty Trường Phúc Hải đã được các sở, ngành có liên quan thẩm định năng lực để lựa chọn làm chủ đầu tư dự án từ trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực.
Trước ngày 1/7/2014, do phần lớn diện tích đất thực hiện dự án phải bồi thường giải phóng mặt bằng nền dự án thuộc trường hợp được giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, thay vì giao mặt nước biển để nhà đầu tư xây dựng kè và thực hiện lấn biển theo quy định tại Nghị định 51/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, sau khi hoàn thành việc lấn biển thì thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, nhưng UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 590/QĐ- UBND ngày 27/2/2018 giao và cho thuê đối với 26,9ha đất mặt nước ven biển là chưa đúng trình tự, thủ tục quy định.

Thứ hai là Dự án sân Golf Phan Thiết.Đây dự án thuộc vị trí đắc địa nhất TP Phan Thiết hiện nay, với 2 mặt giáp các đại lộ Nguyễn Tất Thành - Tôn Đức Thắng, mặt thứ 3 giáp biển. Tiền thân của dự án trên là sân golf Phan Thiết được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ KH-ĐT) cấp giấy phép ngày 27/7/1993 cho Công ty Regent International Overseas Crop (100% vốn đầu tư nước ngoài).
Dự án được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1997. Đến ngày 8/9/2013, chủ đầu tư ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn điều lệ sân Golf Phan Thiết cho Công ty Cổ phần Rạng Đông.
Đến đây, toàn bộ nghĩa vụ - quyền lợi - lợi ích từ sân golf này được bàn giao cho Công ty Cổ phần Rạng Đông là pháp nhân trực tiếp thực hiện. Đáng chú ý, chỉ sau hơn 2 tuần nhận chuyển nhượng sân golf, Công ty Cổ phần Rạng Đông có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cho chuyển đổi sang đất ở đô thị.
Ngày 5/3/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có Thông báo số 75/2014 đồng ý với đề nghị của Công ty CP Rạng Đông. Ngày 7/5/2014, Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ra thông báo số 394/TB -TU đồng ý giao cho UBND tỉnh lập tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xóa bỏ sân golf để chuyển sang đất ở đô thị. Trước đó, ngày 1/3/2014, Công ty CP Rạng Đông đã có thông báo chấm dứt hoạt động sân golf từ ngày 1/4/2014 dù chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép.
biển quê hương

Được biết, để phục vụ đầu tư xây dựng Dự án Biển Quê Hương, tỉnh Bình Thuận đã cho chặt hạ, chuyển mục đích sử dụng 7,17ha rừng phi lao trồng từ năm 1995.

Bên cạnh đó, trong danh sách Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị cung cấp thông tin với các dự án giao đất không tổ chức đấu giá. Cụ thể: Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương (tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành, TP Phan Thiết); Trường mầm non Lê Quý Đôn (tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết).
Ngoài những dự án vừa nêu còn có: Khu du lịch Hòn Lan (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam); Dự án rừng dầu Hồng Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc); Dự án Bồng lai tiên cảnh và dự án du lịch sinh thái Xuân Quỳnh (phường Mũi Né, TP Phan Thiết); Dự án Khu liên hợp Hồ điều hòa Hưng Long (P.Hưng Long, TP.Phan Thiết) cũng đang được cơ quan công an điều tra.
Hoàng Thơ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm