Bộ Xây dựng: Nhiều địa phương chủ quan, nóng vội trong mở rộng đất phát triển đô thị
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Thực phẩm "nhạy cảm" vào tầm ngắm, xăng và dầu giảm mỗi lít 300 đồng / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Bộ Tài chính muốn bỏ 2 thông tư quy định về điều kiện đối với ô tô nhập khẩu
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri Thành phố Hà Nội trong việc đề nghị xử lý các quy hoạch kéo dài, quy hoạch “treo”.
Theo Bộ Xây dựng, thực trạng “quy hoạch treo” tại các đô thị được hiểu là loại quy hoạch đã được lập và phê duyệt nhưng tổ chức thực hiện chậm hoặc không thực hiện được một số nội dung quy hoạch.
Mặc dù tính đến thời điểm hiện nay, cơ quan chức năng vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về “quy hoạch treo” trên phạm vi cả nước song theo Bộ Xây dựng, đây là hiện tượng khá phổ biến ở một số địa phương.
“Quy hoạch “treo” không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi hợp pháp, cuộc sống người dân như đại biểu đã nêu mà còn làm giảm hiệu quả, chất lượng phát triển đô thị, lãng phí tài nguyên và gây bức xúc trong xã hội”, Bộ Xây dựng nhấn mạnh khi trả lời cử tri.
Về nguyên nhân chính dẫn đến quy hoạch “treo”, Bộ Xây dựng nêu rõ: Khi lập quy hoạch còn chưa tổng hợp đầy đủ và xử lý tốt các thông tin hiện trạng và thông tin dự báo về tình hình kinh tế - xã hội và các yếu tố đầu vào khác dẫn tới mục tiêu, tầm nhìn, một số vấn đề chiến lược trong quy hoạch chưa chính xác.
Quy hoạch thiếu tính khả thi do chưa hoặc không xác định các yếu tố, điều kiện thực hiện, nhất là về nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (đường giao thông, cấp thoát nước, cây xanh, công viên, trường học …) và đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch sau khi công bố chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Một số nhà đầu tư do không quan tâm hoặc không đủ năng lực tài chính nên mới chỉ chú ý đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, thương mại, dịch vụ mà chưa tập trung xây dựng các công trình hạ tầng trong khu vực dự án và công trình hạ tầng kết nối dự án với các khu vực lân cận.
Đáng lưu ý, theo Bộ Xây dựng, một số địa phương còn chủ quan, nóng vội trong việc mở rộng đất phát triển đô thị nhưng chưa tính toán chính xác các yếu tố, nguồn lực phát triển nên không thực hiện được các chỉ tiêu quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định, nhất là đối với các công trình hạ tầng.
Ngoài ra, còn do thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng đô thị.
Để xử lý vấn đề quy hoạch “treo”, Bộ Xây dựng cho rằng cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng: sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, đặc biệt đối với các quy định về lập, thẩm định quy hoạch xây dựng; về sự tham gia của cộng đồng dân cư, nhà đầu tư trong quá trình lấy ý kiến đồ án quy hoạch; thẩm định dự án đầu tư xây dựng, tăng cường thẩm tra về năng lực của chủ đầu tư về vốn, khả năng huy động vốn, về năng lực quản lý và nhân sự...
Ngoài ra theo Bộ Xây dựng, các địa phương cũng cần kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh