Các ngành hàng gặp khó về thị trường xuất khẩu
Điểm sáng xuất khẩu đầu năm mới / Cần giải pháp đồng bộ để gỡ thẻ vàng EC đối với hải sản Việt Nam
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%, nhập khẩu giảm 8,9%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 xuất siêu 28 tỷ USD.
Trong 6 tháng cuối năm 2023, xuất khẩu hàng hoá đều đạt kim ngạch trên 30 tỷ USD/tháng, cao hơn mức bình quân 27,45 tỷ USD/tháng của 6 tháng đầu năm 2023. Điều này cho thấy những tín hiệu khởi sắc trong xuất khẩu và giúp rút ngắn đà suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy vậy trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 301,56 tỷ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cả năm 2023 giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 4,4 tỷ USD. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều giảm mạnh, như: dầu thô giảm 16,7%, than đá giảm 35,8%, xăng dầu các loại giảm 1,5%.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong năm 2023 đạt 32,56 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2022 và là nhóm hàng duy nhất ghi nhận tăng trưởng trong năm.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhìn chung các ngành hàng đều gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, nhất là đối với hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.
Mặc dù hoạt động xuất khẩu đã có sự cải thiện tích cực trở lại trong những tháng gần đây do được hỗ trợ bởi các yếu tố như hoạt động xúc tiến xuất khẩu được đẩy mạnh, kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt hơn dự kiến, hàng tồn kho tại các thị trường tiêu thụ chính có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, đà phục hồi nhìn chung vẫn còn tương đối chậm và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới bởi các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng, trong khi tiêu dùng toàn cầu vẫn chưa cho thấy sự phục hồi rõ nét.
Để thúc đẩy xuất khẩu đạt kết quả tốt hơn trong năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất, kịp thời thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu.Tham mưu các giải pháp để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường. Cảnh báo sớm các “rào cản” mới của đối tác và các vụ kiện thương mại, giúp các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp có phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả.
Thứ hai, Bộ sẽ tham mưu với Chính phủ đẩy nhanh tiến độ sớm ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), mở cánh cửa vào thị trường Trung Đông với quy mô GDP khoảng 2.000 tỉ USD.
Đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA. Việc này nhằm đảm bảo cao nhất lợi ích của Việt Nam trong quá trình triển khai các cam kết quốc tế.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại. Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến giúp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trong năm nay, Bộ cũng tiếp tục đôn đốc, phối hợp với các đơn vị triển khai các nhiệm vụ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp phát triển hoạt động thương mại biên giới bền vững thông qua thúc đẩy xuất khẩu theo hình thức chính ngạch. Điều hành, khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, không để xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa ở khu vực cửa khẩu, kể cả vào thời điểm cao vụ…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD