Chỉ số S&P 500 trải qua nửa đầu năm sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1970
Sẽ không có thực phẩm bẩn nếu cả "3 trụ cột" đều nâng cao trách nhiệm / Khu vực dịch vụ là trụ đỡ chính cho kinh tế Đà Nẵng phát triển
Khép lại phiên này, chỉ số S&P 500 giảm 32,58 điểm, hay 0,85%, xuống 3.786,25 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite để mất 146,95 điểm, hay 1,31%, xuống 11.030,95 điểm, còn chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 219,61 điểm, hay 0,71%, và đóng phiên với 30.809,70 điểm.
Năm nay mở đầu với sự gia tăng mạnh trong số ca nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron. Tiếp theo sau đó là xung đột Nga-Ukraine, lạm phát ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua và các đợt nâng lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tất cả những yếu tố này đã làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế.
Ông Paul Kim, Giám đốc điều hành công ty Simplify ETFs ở New York, nhận định có lẽ nền kinh tế đang bước vào suy thoái và vấn đề quan trọng giờ đây là mức độ suy thoái đến đâu. Chuyên gia này cho rằng khả năng cao kinh tế Mỹ sẽ không thể “hạ cánh mềm”.
Số liệu kinh tế được công bố ngày 30/6 tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa”, khi thu nhập khả dụng giảm, chi tiêu tiêu dùng yếu hơn, trong khi lạm phát vẫn “nóng” và số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Các số liệu gần đây cho thấy dù lạm phát dường như đã đạt đỉnh trong tháng Ba, nhưng vẫn đang vượt xa mức mục tiêu 2% mà Fed đặt ra. Những lo ngại về lạm phát đang đè nặng lên nhu cầu tiêu dùng và đe dọa lợi nhuận doanh nghiệp.
Cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều giảm điểm trong tháng Sáu và quý II, trong đó chỉ số S&P 500 có mức giảm phần trăm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tháng Sáu cũng khép lại nửa đầu năm với mức giảm phần trăm cao nhất của chỉ số này kể từ năm 1970.
Chỉ số Nasdaq cũng ghi nhận mức giảm phần trăm lớn nhất từ trước đến nay trong giai đoan từ tháng 1-6 vừa qua, trong khi đây là nửa đầu năm tồi tệ nhất với chỉ số Dow Jones lể từ năm 1962.
Ngoài ra, đây là quý thứ hai liên tiếp cả ba chỉ số trên giảm điểm. Lần gần đây nhất xảy ra điều này là năm 2015 với hai chỉ số S&P 500 và Dow Jonesvà năm 2016 với chỉ số Nasdaq.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán kết thúc tháng Sáu bằng một phiên giảm sâu, xóa nhòa những nỗ lực phục hồi kể từ đầu tuần của chỉ số VN-Index.
Chốt phiên giao dịch 30/6, VN-Index giảm 20,49 điểm xuống 1.197,6 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 510,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 11.326,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 89 mã tăng giá, trong khi có tới 371 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 4,67 điểm xuống 277,68 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 59 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.129,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 56 mã tăng giá, 145 mã giảm giá và 33 mã đứng giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp