Chỉ số Thương mại điện tử 2019: Thông điệp đáng chú ý để DN tìm kiếm lợi nhuận
DNVN - Mức độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) không đồng đều giữa nhóm các tỉnh - thành top đầu và top cuối bảng ngày càng được nới rộng. Đây là điều mà đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhấn mạnh khi công bố chỉ số TMĐT (EBI) 2019 tại diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2019 diễn ra vào ngày 26/3 tại Hà Nội.
'Công cụ bí mật' riêng: Giá xăng dầu Việt Nam, một mình một kiểu / Công bố 9 cảng cá đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
Sau tám năm liên tiếp, EBI đã trở thành nguồn thông tin tin cậy phản ảnh tình hình hiện tại, những vấn đề nổi bật và xu hướng phát triển của thương mại điện tử cả nước cũng như từng địa phương, góp phần vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Kỳ Minh, Ủy viên BCH VECOM: Báo cáo của VECOM về chỉ số TMĐT Việt Nam 2019 dài 90 trang giúp chúng ta có cái nhìn nhanh chóng về mức độ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam theo địa phương, đồng thời giúp so sánh giữa các năm của các tỉnh thành địa phương khác nhau.
Đại diện VECOM công bố Chỉ số Thương mại Điện tử 2019 (EIB)
Để xây dựng chỉ số này, VECOM dựa trên 4 nhóm tiêu chí khác nhau: nguồn nhân lực và hạ tầng thông tin, giao dịch giữa DN và người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa DN với DN (B2B), và giao dịch giữa cơ quan CP và Doanh nghiệp (B2G).
Báo cáo của VECOM cho thấy: Điểm trung bình của Chỉ số Thương mại điện tử năm 2019 là 40,3 điểm, tăng 2,8 điểm so với năm 2018. Tuy nhiên, đại diện của VECOM cho biết, điều đáng lưu tâm là sự cách biệt giữa điểm trung bình của nhóm 5 tỉnh thành thấp nhất và điểm trung bình của nhóm 5 tỉnh thành cao nhất trong diện khảo sát đang ngày càng bị nới rộng. Cụ thể, năm 2014 khoảng cách chỉ là 14 điểm giữa 5 tỉnh thành có điểm trung bình lớn nhất và 5 tỉnh thành có điểm thấp nhất. Năm 2015, con số này tăng lên 20,3 điểm. 2016 tăng lên 30,5 điểm. 2017 là 36 điểm, và 2018 là 36,7 điểm và năm 2019 khoảng cách đã roãng rộng lên 39,4 điểm.
Xu hướng chênh lệch về sự phát triển thương mại điện tử giữa nhóm các địa phương phát triển so với nhóm các địa phương chậm phát triển đang tăng dần. Năm 2018 vừa qua cũng đánh dấu nhiều về sự phát triển của thương mại điện tử như về quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, đầu tư... tuy nhiên có lẽ sự phát triển này vẫn đa số nằm ở nhóm địa phương phát triển điển hình là thủ đô Hà Nội và TP.HCM.
Năm 2019, top 5 tỉnh, thành xếp đầu bảng năm 2019 vẫn tiếp tục duy trì không có sự thay đổi nào. TP.HCM vẫn tiếp tục dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử với điểm tổng hợp 86,8 điểm, tăng 4,7 điểm so với năm 2018. Đáng chú ý là chỉ số EPI của TP.HCM hơn rất nhiều so với điểm số trung bình của cả nước (40,3 điểm) và cao hơn tới gần 60 điểm so với địa phương có điểm xếp hạng thấp nhất là Bắc Kạn khi chỉ đạt 27,4 điểm.
Hà Nội đứng thứ hai trong danh sách top 5 tỉnh - thành dẫn đầu với số điểm tổng hợp là 84,3 điểm, cao hơn 4,5 điểm so với năm trước. Năm 2019 cũng là năm thứ hai liên tiếp Hải Phòng vươn lên đứng ở vị trí trong top 3 cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử. Đà Nẵng và Bình Dương lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5.
Đại diện VECOM nhấn mạnh, thông điệp mà VECOM muốn nêu trong báo cáo là mặc dù thuộc top 5 tỉnh thành xếp đầu nhưng khoảng cách giữa TP.HCM và Hà Nội với 3 tỉnh thành còn lại cũng rất lớn, điển hình là khoảng cách giữa Hà Nội (xếp thứ 2) với Hải Phòng (xếp thứ 3) lên tới 24,7 điểm. Theo đó năm nay Hải Phòng đứng thứ 3 với điểm số là 59,6 điểm, tăng 4,7 điểm so với năm trước. Song mức độ chênh lệch giữa các điểm chỉ số thành phần của Hải Phòng với các điểm trung bình không cao như Hà Nội và TP.HCM. Đứng thứ 4 là thành phố Đà Nẵng với 57,5 điểm, tăng 3,4 điểm so với năm 2018.
VECOM cho rằng, việc thu hẹp khoảng cách số tiếp tục là một thách thức lớn đối với thương mại điện tử Việt Nam. Trong khi đó, qua việc tham khảo các DN và chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước, VECOM đưa ra mục tiêu khá là tham vọng, đó tất cả các bộ, ban, ngành đều hợp nhau lại để làm sao biến 61 tỉnh - thành phố còn lại đến năm 2025 có mức độ giao dịch trong TMĐT chiếm 50%.
3 nội dung quan trọng khác trong báo cáo của VECOM, đó là: quản lý bán hàng trên mạng xã hội, cạnh tranh trong giao hàng chặng cuối, tính đồng bộ trong xây dựng chính sách đối với TMĐT và những vấn đề liên quan đến TMĐT.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Cột tin quảng cáo