Chính phủ ban hành nghị quyết bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
Đề nghị khẩn trương đa dạng hóa nguồn cung vaccine phòng Covid-19 / Ngành thuế sẽ quản lý thu đối với kinh doanh lan đột biến
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 25/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
An ninh lương thực quốc gia luôn là vấn đề thiết yếu, cấp bách
Sau hơn 10 năm (2009-2019) thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Việt Nam luôn bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, góp phần quan trọng ổn định kinh tế-chính trị-xã hội và phát triển đất nước, nhất là khi có biến động khủng hoảng kinh tế thế giới và tác động của đại dịch COVID-19; tham gia vào nguồn cung lương thực, thực phẩm cho thế giới.
Tuy nhiên, Nghị quyết cũng chỉ ra vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, ví dụ như có lúc, có nơi việc sản xuất chưa theo quy hoạch, dẫn đến còn dư thừa cục bộ về lương thực, thực phẩm ảnh hưởng đến người sản xuất.
Thu nhập của người trồng lúa còn thấp, đời sống của một bộ phận còn khó khăn. Tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Tầm vóc, thể trạng người Việt Nam được cải thiện nhưng còn chậm.
Việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cấp hộ gia đình một số nơi chưa vững chắc; khả năng tiếp cận lương thực đa dạng, kịp thời, đủ dinh dưỡng vẫn là thách thức lớn đối với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Theo Nghị quyết, an ninh lương thực quốc gia là vấn đề quan trọng của đất nước trước mắt cũng như lâu dài; để triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về "Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030", Chính phủ ban hành Nghị quyết về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, với 5 quan điểm.
Cụ thể, an ninh lương thực quốc gia luôn là vấn đề thiết yếu, cấp bách khi nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xuyên biên giới ngày càng khốc liệt, khó lường; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
An ninh lương thực quốc gia phải gắn với việc cơ cấu lại nền kinh tế. Bảo đảm an ninh lương thực cho người dân trong mọi tình huống là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội; không chỉ tập trung vào tính sẵn có, khả năng tiếp cận, mà còn bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Việc giữ đất lúa là cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng phải bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa, trên cơ sở phát huy nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và các thành phần kinh tế. Gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong khẩu phần ăn của người dân.
Bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân
Với các quan điểm trên, Nghị quyết đặt ra mục tiêu chung là bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể là bảo đảm nguồn cung lương thực; bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân; bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Trên cơ sở các mục tiêu trên, Nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp như đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phụ vụ sản xuất lương thực.
Bên cjanh đó, cần tăng cường nghiên cứu,ứng dụng, chuyển giao khoa học-công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới các hình tổ chức sản xuất lương thực; đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh thực quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cổ phiếu của Land Central do ông Nguyễn Kháng Chiến làm chủ tịch vào diện bị đình chỉ giao dịch
Bộ trưởng Công Thương: Cần tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm sau bão Yagi
Hệ thống điện chịu thiệt hại nặng bởi bão Yagi
Kiên quyết không để xảy ra găm hàng, đẩy giá sau bão
Miền Bắc bảo đảm nguồn cung hàng hoá sau bão số 3
Hải Phòng: 80% khách hàng được cấp lại điện từ 21h ngày 8/9