Chính sách

4 chính sách nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 12/2018

(DNVN) - Quy định mới về hợp đồng lao động; kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng xuất khẩu tại cơ sở sản xuất; nguyên tắc hành nghề đấu giá viên... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 12/2018.

Đơn giản hóa thủ tục về đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày 10/10/2018 / Phạt đến 100 triệu đồng khi bán hàng đa cấp bất chính

4 chính sách nổi bật dưới đây có hiệu lực từ ngày 11 đến 20/12/2018:
1. Một số quy định mới về HĐLĐ
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Theo đó, khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên “thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ” thay vì “hai bên thực hiện chấm dứt HĐLĐ”.
Ngoài ra, Nghị định 148 cũng có quy định một số điểm mới về nội dung của HĐLĐ như sau:
- Với phần chế độ nâng bậc, nâng lương: Bổ sung trường hợp hai bên giao kết HĐLĐ có thể thỏa thuận thực hiện theo quy chế của NSDLĐ, thỏa ước lao động tập thể.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi : Bổ sung trường hợp hai bên có thể thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy chế của NSDLĐ, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng XK tại cơ sở sản xuất
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 39/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu có hiệu lực từ ngày 14/12/2018.
Theo đó, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất để thu thập và xác thực nội dung sau:
- Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật.
- Sự tồn tại của cơ sở sản xuất, trụ sở văn phòng phù hợp với thông tin đăng ký hồ sơ thương nhân.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường nhập khẩu nguyên liệu, thị trường xuất khẩu hàng hóa trước thời điểm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
- Năng lực sản xuất, tình trạng máy móc, địa điểm lưu kho, nhân công…
3. Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí
Bộ Công Thương ban hành Thông tư 40/2018 quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu.
Theo đó, việc huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy trình như sau:
- Huấn luyện
+ Các quy định chung về huấn luyện lý thuyết và thực hành ứng cứu khẩn cấp.
+ Nội dung huấn luyện ứng cứu khẩn cấp cho từng nhóm nhân viên, nhóm công việc.
+ Kế hoạch, chương trình huấn luyện.
- Diễn tập
+ Các hình thức diễn tập: Bàn giấy và thực tế, diễn tập bàn giấy phải được tổ chức trước khi thực hiện hoạt động dầu khí.
+ Kế hoạch diễn tập phải mô tả rõ loại tình huống, nội dung diễn tập, tần suất, đối tượng tham gia, thời gian và địa điểm dự kiến, các cơ quan bên ngoài tham gia.
Thông tư 40/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 14/12/2018.
4. Nguyên tắc hành nghề đấu giá viên
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 14/2018/TT-BTP quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.
Theo đó, trong hoạt động hành nghề, đấu giá viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan khi thực hiện đấu giá, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá tài sản.
- Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước PL, tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức đấu giá tài sản theo QĐPL.
- Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên này và Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên mà mình là thành viên.
Thông tư 14/2018 có hiệu lực từ ngày 12/12/2018.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm