Bắc Trung bộ vẫn là tiểu vùng kém phát triển dù có nhiều tiềm năng to lớn
Bảo tồn sinh học hành lang Tiểu vùng sông Mekong / Thúc đẩy hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mekong
Tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung bộ trong bối cảnh mới” là Toạ đàm thứ 3 được tổ chức trong Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ với mục tiêu tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận giữa lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành, các chuyên gia và nhà khoa học về liên kết phát triển trong tiểu vùng, trên cơ sở đó cung cấp thêm ý tưởng và luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết tiểu vùng, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng nói riêng và cả vùng nói chung trong bối cảnh mới.
Những đề xuất này sẽ được đưa vào Báo cáo Tổng kết của Đề án và dự thảo Nghị quyết mới về vùng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tháng 9/2022.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh, tiểu vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, là địa bàn đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng - an ninh.
Tiểu vùng Bắc Trung bộ có nhiều tiềm năng to lớn, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển như: Kinh tế hàng hải; nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy, hải sản; du lịch biển; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp gắn với các khu đô thị ven biển; tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng tái tạo cùng với địa danh cách mạng, các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu sẽ là tiền đề quan trọng để các tỉnh trong vùng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự bứt phá trong giai đoạn tới.
Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong tiểu vùng đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong nghị quyết; vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành.
Đảng bộ và chính quyền các địa phương đã có nhiều nỗ lực vươn lên, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, về nguồn lực con người để phát triển. Nhiều địa phương đã trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng. Kết cấu hạ tầng được dần đầu tư mở rộng theo hướng hiện đại. Hệ thống đô thị hình thành, phát triển. Các khu du lịch ven biển, sinh thái, chất lượng cao, có thương hiệu dần trở thành động lực quan trọng cho phát triển. Kinh tế biển, đảo được chú trọng và khai thác hiệu quả hơn. Một số vùng sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi tập trung, có sản lượng lớn phục vụ sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, tiểu vùng Bắc Trung bộ vẫn là tiểu vùng kém phát triển trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Năm 2020, GRDP/người là 49 triệu đồng, năng suất lao động 87 triệu đồng/người; năm 2021 thu nhập bình quân đầu người đều thấp nhất vùng.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW nhấn mạnh, nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết các Nghị quyết 6 vùng kinh tế đã được ban hành cách đây gần 20 năm và chủ trương sẽ ban hành các nghị quyết mới nhằm định hướng cho phát triển các vùng để phát huy được được các tiềm năng, lợi thế, tối ưu hóa nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước.
“Nghị quyết mới về các vùng là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng để các bộ, ngành ban hành các cơ chế, chính sách mới và bổ sung nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng và các địa phương trong vùng thời gian tới”, ông Sơn nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo