Chính sách

Dỡ bỏ rào cản đầu tư kinh doanh, phục hồi kinh tế sau COVID-19

DNVN - Hội nghị “Nghị quyết số 02/NĐ - CP: Thúc đẩy Phục hồi và Phát triển Kinh tế - Xã hội để thảo luận về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam hậu COVID-19" sáng 3/3 đã nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm dỡ bỏ rào cản hoạt động đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19.

Nghị quyết 02 - Phải quyết liệt để đạt mục tiêu / DN xi măng hưởng lợi từ Nghị quyết 02 của Chính phủ

Hội nghị do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trực thuộc Bộ KH&ĐT phối hợp tổ chức, bàn luận về Nghị quyết số 02/NQ - CP (Nghị quyết 02) nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Dưới sự chủ trì của ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐTvà Bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc USAID tại Việt Nam, Hội nghị đã giới thiệu những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 02.

Hội nghị “Nghị quyết số 02/NĐ - CP: Thúc đẩy Phục hồi và Phát triển Kinh tế - Xã hội để thảo luận về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam hậu COVID-19". (Ảnh: Hà Anh).

Đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã trao đổi về kết quả, bài học kinh nghiệm cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh; thảo luận về giải pháp cho những vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện Nghị quyết 02; thảo luận về Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ nhằm đánh giá kết quả 6 năm thực hiện cải cách (giai đoạn 2015-2020) và định hướng cải cách giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Hội nghị đã nhấn mạnh Nghị quyết 02 đặt trọng tâm vào việc dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau dịch bệnh COVID-19.

Việc cải thiện môi trường kinh doanh đã được Chính phủ xác định là trọng tâm cải cách, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Chính phủ thông qua Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014 - 2018 (Nghị quyết số 19) và Nghị quyết số 02/NQ-CP các năm 2017 - 2021 với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, dựa vào các chỉ số của các tổ chức quốc tế có uy tín như chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hay chỉ số xếp hạng phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN).

Từ năm 2018, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đã hỗ trợ cải cách môi trường kinh doanh, với trọng tâm là kiểm tra chuyên ngành. Trong giai đoạn 2020-2021, Dự án đã hỗ trợ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 02 thiết kế và xây dựng khuôn khổ cải cách môi trường kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo (2021 2025)

Bà Marie Yastishock, Giám đốc USAID tại Việt Nam cho biết: “USAID đã hỗ trợ Việt Nam xây cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể là đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu kể từ năm 2014 đến nay. Chúng ta đã cùng nhau góp phần đơn giản hóa các thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”.

Thực hiện Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 02, các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tháo gỡ nhiều rào cản, cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước. Đáng chú ý, tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan giảm từ khoảng 26% xuống còn 19%. Qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu cũng được nâng lên đáng kể.

Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ (Dự án USAID TFP) với tổng vốn hơn 21,7 triệu USD trong 5 năm (2018-2023) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng cách tiếp cận dựa trên quản lý rủi ro đối với thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành, từ đó tăng cường việc thực thi Hiệp định thương mại tự do của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Dự án đã làm việc trực tiếp với Tổng Cục Hải Quan, Bộ Tài Chính nhằm hướng đến mục tiêu chuẩn hóa các thủ tục hành chính, tăng cường sự phối kết hợp giữa trung ương và địa phương cũng như nâng cao năng lực cho cán bộ hải quan. Dự án hướng đến mục tiêu giúp Việt Nam cải thiện một trường thương mại và đầu tư hấp dẫn hơn cho cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm