Chính sách

Tổng cục QLTT: Chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Cục Bảo vệ thực vật xử lý vi phạm

DNVN- Ngày 14/5/2021, trong điều kiện trụ sở Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vẫn bị phong tỏa do liên quan đến ca bệnh 3634, tuy nhiên, thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục QLTT và Cục Bảo vệ thực vật vẫn chính thức được ký kết và có hiệu lực thi hành. Thể hiện sự quyết tâm cao độ trong việc thực thi công vụ của toàn thể CB-NV của Tổng cục QLTT.

Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt nhiều kết quả thực chất / TP.HCM: Xử nghiêm cán bộ tiếp tay, bao che cho buôn lậu

Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục QLTT và Cục Bảo vệ thực vật trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vẫn chính thức được ký kết và có hiệu lực thi hành mặc dù hiện trụ sở làm việc đã tháo dỡ phong tỏa vào chiều 14/5/2021, toàn bộ CB-NV công tác tại đây vẫn còn thuộc diện hạn chế tiếp xúc khi các xét nghiệm hoàn toàn âm tính.

Trụ sở làm việc của Tổng cục QLTT đã tháo dỡ phong tỏa vào chiều 14/5/2021.

Trụ sở làm việc của Tổng cục QLTT đã tháo dỡ phong tỏa vào chiều 14/5/2021.

Mục đích chính của công tác phối hợp giữa Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhằm bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Quản lý thị trường đối với công tác phối hợp giữa cơ quan, đơn vị trực thuộc. Đặc biệt, tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin và tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả và xử lý nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Phân bón và Thuốc BVTV là mặt hàng bị làm giả, kém chất và nhập lậu liên tục với số lượng khủng liên tục bị ngăn chặn xử lý.

Phân bón và Thuốc BVTV là mặt hàng bị làm giả, kém chất và nhập lậu liên tục với số lượng khủng liên tục bị ngăn chặn xử lý.

Cụ thể, theo nội dung Quy chế, hai bên sẽ cùng nhau trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ cho việc đấu tranh chống nạn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không bảo đảm chất lượng trên thị trường; Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ của hai bên trong công tác kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; Phổ biến, tuyên truyền pháp luật để tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, không sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc; Tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…; xây dựng các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

 

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Bảo vệ thực vật và có hiệu lực kể từ ngày ký kết.

Đây là động thái khiến cho hàng chục triệu nông dân Việt Nam được bảo vệ quyền lợi, tài sản, sức khỏe để luôn vững chân trên mảnh đất canh tác của mình. Tương lai công cuộc chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu trong ngành hàng phân bón, thuốc BVTV sẽ khởi sắc với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả.

Đặc thù kinh tế Việt Nam phần lớn là nông nghiệp vì vậy đây luôn là "mảnh đất" màu mỡ cho những hành vi vi phạm kinh doanh.

Đặc thù kinh tế Việt Nam phần lớn là nông nghiệp vì vậy đây luôn là "mảnh đất" màu mỡ cho những hành vi vi phạm kinh doanh.



Theo thống kê, hiện nay, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và phân bón được công nhận lưu hành ở nước ta có số lượng rất lớn. Cụ thể, gần 21 nghìn sản phẩm phân bón; 400 hoạt chất đơn, hàng nghìn hoạt chất hỗn hợp và khoảng 4.000 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật... Điều này khiến cho người tiêu dùng rất khó lựa chọn, đây cũng chính là kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng nhằm kinh doanh bất chính.

 

Thời gian qua, với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, nhiều cơ sở, công ty sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, thậm chí làm giả, nhái thương hiệu.




Vũ Hoàng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm