Thị trường

Chuỗi cung ứng bất ổn, giá năng lượng leo thang kéo theo nhiều rủi ro cho nền kinh tế

DNVN - Khảo sát mới nhất về Điều kiện kinh tế toàn cầu từ ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc) và IMA (Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ) cho thấy những lo lắng về chi phí vận hành, với những cảnh báo về các cú sốc kinh tế tương lai và rủi ro cao hơn.

Quy hoạch cảng cá: Không chỉ là nơi "cá lên bờ", cần hướng tới phát triển du lịch / Xe điện "đói" trạm sạc chuyên dụng

Được thực hiện ngay trước và trong khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu, trong khoảng thời gian từ ngày 14/2 đến 1/3/2022, không có gì khó hiểu khi kết quả khảo sát cho thấy nhiễu động kinh tế trong những tháng tới.

Trong khảo sát mới nhất, chỉ số quan ngại (index of concern) của GECS về chi phí vận hành lại tăng vọt 9 điểm phần trăm và hiện ở mức cao kỷ lục 62%.

Mức tăng đầy kịch tính này đã diễn ra trong suốt năm ngoái, theo đà tăng của giá năng lượng và vận tải do thiếu hụt, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Giá dầu liên tục tăng mạnh trong thời gian qua.

Trong khảo sát quý 1/2022, chỉ số niềm tin kinh tế toàn cầu và đơn hàng toàn cầu có chút ít thay đổi, tăng bốn điểm lên +9 đối với niềm tin và tăng hai điểm lên -3 cho đơn hàng. Các chỉ số hoạt động kinh tế khác, như việc làm và chi phí đầu tư tài sản cố định đã được cải thiện. Nhìn chung, khảo sát Quý 1 cho thấy xu hướng phát triển chung khiêm tốn sẽ tiếp tục cho tới giữa năm, sau giai đoạn khôi phục mạnh mẽ hậu đại dịch vào năm 2021.

Trong quý 1, Trung Đông là khu vực có kết quả tốt nhất, với các chỉ số niềm tin và đơn hàng tăng vọt, có thể là hệ quả của giá dầu tăng. Chỉ số niềm tin và đơn hàng tại Bắc Mỹ giảm, do tác động của hiệu ứng lây nhiễm nhanh chóng của biến thể Omicron.

Mức đơn hàng tại các khu vực phát triển vẫn cao hơn ở các khu vực mới nổi, tiếp tục xu hướng trong thời kỳ hồi phục sau đại dịch.

Hai chỉ số "quan ngại cao" của GECS - được đo bằng mức độ quan ngại về việc khách hàng và nhà cung cấp có thể bị phá sản - có thay đổi chút ít trong khảo sát quý 1, giảm tương ứng hai và một điểm. Cả hai chỉ số này để giảm từ mức cực trị đạt đến trong năm 2020, nhưng vẫn còn cao hơn mức trước đại dịch.

Điều kiện kinh tế được kỳ vọng sẽ tiếp tục thay đổi khi cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ cho thấy toàn bộ tác động trong mùa xuân này.

Michael Taylor, Chuyên gia kinh tế trưởng của ACCA, cho biết: "Vì cuộc chiến tranh tại Ukraine diễn ra nhanh chóng và khó lường, nên khảo sát này có thể chưa tính được hết những hiệu ứng có thể của cuộc xung đột này. Nhưng chúng ta có thể hình dung về chi phí kinh tế tức thời của cuộc chiến tranh tại Ukraine, và kết luận chính ở đây là việc tăng giá các loại hàng hóa, đặc biệt là dầu, khí tự nhiên và lúa mỳ sẽ đẩy cao mức lạm phát của hầu hết các nền kinh tế, làm giảm thu nhập thực tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế".

So với những dự báo trước đó, trong năm nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm tới một điểm phần trăm, xuống còn khoảng 3,25%.

Phan Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm