Thị trường

Chuỗi liên kết sản xuất rời rạc khiến ngành cá tra gặp nhiều rủi ro

Sản xuất, chế biến, thị trường không ăn nhập thành một chuỗi liên kết, khiến ngành hàng cá tra Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ và rủi ro.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Người Việt tiêu thụ hơn 5 tỷ gói mỳ một năm, nhiều dự án bất động sản lừa đảo / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Trả lương chuyên gia Nhật 700 triệu đồng một tháng

Tại hội nghị “Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra và triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp” diễn ra ngày 21/8 ở An Giang, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, hiện trạng sản xuất hiện nay là rời rạc; ba khâu sản xuất, chế biến, thị trường tách rời, không ăn nhập thành một chuỗi liên kết; 10 con chết 9 chỉ còn 1 con thành giống.

chuoi lien ket san xuat roi rac khien nganh ca tra gap nhieu rui ro hinh 1
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Phan Ánh).

"Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các Bộ, doanh nghiệp, người dân... tất cả phải tập trung cùng với người nông dân thành một khối, quyết tâm đưa ngành hàng cá tra thành lợi thế và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, ngành hàng cá tra tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao từ năm 2017. Hiện giá cá giống, cá nguyên liệu đã giảm nhưng vẫn ở mức cao từ người sản xuất đến xuất khẩu đều có lãi.

Tính đến ngày 30/7, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Nửa đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Thời gian qua, việc tăng diện tích ương cá giống đã gây ra tình trạng dư thừa giống. Người dân chuyển sang ương giống trong khi chưa am hiểu về kỹ thuật ương, kiểm soát chất lượng nước chưa tốt nên nhiều diện tích ương giống bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó ngành hàng cá tra tiếp tục đối mặt với một số khó khăn từ các rào cản của thị trường nhập khẩu. Tại Hoa Kỳ, ngày 17/3, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố 9 doanh nghiệp nằm trong nhóm hưởng mức thuế riêng biệt phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao kỷ lục từ 3,87 - 7,74 USD/kg gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

 

Ngoài ra, xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tiếp tục giảm do tác động từ các thông tin truyền thông bất lợi năm 2017 và Saudi Arabia tiếp tục tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Theo vov.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm