Thị trường

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ sốt giá ảo bất động sản còn diễn biến phức tạp

DNVN - Năm 2021 còn xuất hiện rất nhiều “hàng giả, hàng lậu”, như bất động sản phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng bất động sản. Trong năm 2022, các nguy cơ này vẫn còn tiềm ẩn.

Thị trường bất động sản tháng 1/2022: Mức độ quan tâm tăng ở tất cả các loại hình / Đà Nẵng: Sẽ ban hành Quy chế phối hợp liên ngành chống thất thu thuế bất động sản

Ngày 15/3, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần II và vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2021-2022.
Nguy cơ bong bóng bất động sản
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng.
Tham dự diễn đàn có nhiều chuyên gia đầu ngành.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chia sẻ: “Năm 2021 là năm khốc liệt đối với thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, những thời điểm thị trường chững lại thì bất động sản lại bùng lên, như công nghệ bất động sản đã phát triển rất mạnh trong năm qua giúp kích thích thị trường bất động sản. Tôi cho rằng đây là yếu tố tích cực”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thị trường bất động sản Việt Nam năm qua cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Như chia sẻ của các chuyên gia, những vướng mắc pháp lý của bất động sản đang cản trở nhất định về nguồn cung trên thị trường. Chưa kể, năm 2021 còn xuất hiện rất nhiều “hàng giả, hàng lậu”, như bất động sản phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng bất động sản.
“Trong dài hạn, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên nên bất động sản năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt. Vì vậy, những vướng mắc về thủ tục pháp lý cần được tháo gỡ để giúp doanh nghiệp bất động sản dễ dàng phát triển hơn trong năm 2022”, TS. Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.
Giải pháp "kép" hồi phục thị trường
Cùng quan điểm, TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản là chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế.
Để giải quyết được vấn đề này cần giải pháp kép. Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh.
Đây là yêu cầu cấp thiết hồi phục thị trường bất động sản. Về phía doanh nghiệp, cơ hội lớn, nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn, nên những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý.
Ông

TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Còn theo ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc EnCity, cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ quy hoạch đang đối mặt với 3 thách thức cần tháo gỡ: Về pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm chờ quy hoạch; mở cửa du lịch từ ngày 15/3, nhưng tâm lý người dân vẫn còn e ngại, trở thành rào cản; nền kinh tế thế giới bất ổn ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
Với vấn đề chuyển đổi số, pháp lý chuyển đổi số cần chú trọng bảo đảm bí mật thông tin khách hàng hay tạo ra các mô hình kinh tế chia sẻ giữa các đơn vị du lịch. Để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh bất động sản 2021 về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và du lịch nói riêng, thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh bất động sản phát hành cổ phiếu, trái phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán và bổ sung quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 phù hợp với thực tiễn.
Sau hơn hai đợt dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã vượt khó, thích nghi, chủ động thay đổi, tái cấu trúc, chuyển đổi số, tăng tốc hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và nguồn cung cho xã hội.

Diễn đàn qua đó cũng đã vinh danh các thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2021-2022, được bình chọn bởi 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan, bao gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - bất động sản hàng đầu của Việt Nam.

Phan Thạch
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm