Cộng đồng DN tư nhân cam kết với Thủ tướng: Sẽ đóng góp 80% vào GDP
DNVN - Sáng 17/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu. Tại đây, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân cam kết nếu được tạo thuận lợi, kinh tế tư nhân có thể đóng góp tới 80% GDP thay vì chỉ 40% như hiện nay.
Việt Nam cần làm gì để trở nên "nổi bật trong thu hút FDI"? / Nguồn vốn giúp dân xóa đói, giảm nghèo
Các doanh nhân đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân và nêu một số kiến nghị như mong muốn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục, dành cho doanh nghiệp tư nhân những việc mà doanh nghiệp có thể làm được.
Các doanh nghiệp khẳng định cam kết, nếu được tạo thuận lợi, kinh tế tư nhân có thể đóng góp tới 80% GDP chứ không chỉ 40% như hiện nay. Với niềm tin của Chính phủ, các doanh nhân sẽ cùng chung tay, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển đất nước.
Cộng đồng DN tư nhân cam kết với Thủ tướng: Sẽ đóng góp 80% vào GDP nếu được tạo thuận lợi. (Ảnh: Enternews)
Tại cuộc gặp, cộng đồng doanh nhân cũng mong muốn Chính phủ tăng cường chống tham ô, lãng phí, tiêu cực, chống tình trạng “phong bao, phong bì”.
Ghi nhận ý kiến của các doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là một kênh thông tin quan trọng để “Chính phủ có chính sách tốt, sát cuộc sống, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt nhất”.
Thủ tướng khẳng định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần và đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tạo điều kiện phát triển, trong đó, kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng để phát triển đất nước, như Nghị quyết 10 của Trung ương. Hiện kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP và có xu hướng ngày càng tăng, trong đó doanh nghiệp tư nhân góp khoảng 10%, còn lại là kinh tế hộ.
Theo Thủ tướng, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Chính phủ trong nhiệm kỳ này là thúc đẩy phát triển các loại hình doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Bản thân doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi "làm thế nào để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gia tăng nhanh chóng về quy mô, về số lượng, sức cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước, từ đó, tiến vào các lĩnh vực giá trị cao trên chuỗi cung ứng toàn cầu?", hoặc góp ý với Chính phủ để giải quyết câu hỏi đó.
Doanh nghiệp tư nhân cần chú trọng hơn nữa phát triển nội lực, năng lực cạnh tranh, trong đó có con người và công nghệ, kể cả việc xây dựng thương hiệu. Phối hợp trong ngành hàng của mình, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt tham gia một số chương trình, dự án sản phẩm của Nhà nước, FDI…
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
Cột tin quảng cáo