Cử tri đề nghị làm rõ việc ‘ép’ khách mua bảo hiểm khi vay vốn
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất đai: Cần sự chung tay của cả hệ thống / Giá vàng ngày 18/10/2023: Quay đầu tăng nhẹ
''Nhầm''sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng
Thời gian qua, do những hạn chế trong việc tư vấn sản phẩm bảo hiểm, cộng với hiện tượng một số nhân viên ngân hàng ép khách hàng vay mua bảo hiểm, làm ảnh hưởng đến bên mua bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo cử tri tỉnh Phú Thọ, thời gian qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về đạo đức tư vấn viên bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã có điều khoản bất lợi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, không có sự cảnh báo hoặc tư vấn từ phía các đại lý bảo hiểm.
Trả lời kiến nghị cử tri mới đây, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Bộ đang có các giải pháp đồng bộ để tăng cường tính minh bạch của thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đã phát triển nhanh chóng, có những đóng góp nhất định vào tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm Việt Nam (khoảng 20% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm nhân thọ và khoảng 14% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ).
Tuy nhiên, do mới phát triển và phát triển nhanh nên việc quản lý chất lượng dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng còn có những bất cập nhất định, có hiện tượng một số nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn hoặc việc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng đang nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng. Hoạt động này đã vi phạm nguyên tắc “tự nguyện”, “trung thực tuyệt đối” được quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là cam kết dài hạn của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Quy tắc, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ xây dựng dựa trên nguyên tắc và thông lệ quốc tế về triển khai bảo hiểm nhân thọ, tư vấn của công ty tái bảo hiểm.
''Mặc dù pháp luật đã có các quy định về việc doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin về hợp đồng bảo hiểm và có văn bản cung cấp các thông tin cơ bản về hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên nhiều người tham gia bảo hiểm chưa dành thời gian để tìm hiểu đầy đủ về hợp đồng trước khi quyết định giao kết hợp đồng'', đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Thanh tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm
Thực hiện kiến nghị của cử tri, Bộ Tài chính đang có các giải pháp đồng bộ để tăng cường tính minh bạch của thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Bộ Tài chính đã hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2023. Trong quá trình hoàn thiện các văn bản hướng dẫn đối với nội dung được phân công tại luật, Bộ Tài chính đã bổ sung các quy định nhằm nâng cao chất lượng của đại lý bảo hiểm, có các quy định riêng về việc triển khai bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Ngoài ra, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giám sát hoạt động tư vấn của đại lý; yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm trong đó nêu rõ các quyền lợi, thời hạn, các nghĩa vụ đóng phí, cung cấp thông tin và các lưu ý khác.
Bộ Tài chính cũng đã tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm. Bộ Tài chính đã tổ chức họp với toàn bộ các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát tổng thể và tăng cường giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và quản lý chất lượng đại lý, tăng cường các chế tài đối với đại lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổ chức thiết lập và công bố đường dây nóng và các bộ phận thường trực với cán bộ có đủ thẩm quyền để tiếp nhận và giải đáp, xử lý dứt điểm, kịp thời các phản ánh/thắc mắc của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm.
Từ tháng 9/2022, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cao và từ cuối năm 2022, đã tiến hành thanh tra hoạt động bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là: Prudential, Sun Life, MB Ageas và BIDV Metlife...
Theo Vietnam Report, những lùm xùm liên quan tới kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng khiến niềm tin trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung bị suy giảm. Từ đầu năm tới nay, những thông tin tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ xuất hiện tràn lan trên các phương tiện truyền thông. Có đến 81,8% doanh nghiệp và chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, việc xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2023.
Nếu như những năm trước, chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm được công bố luôn tăng trưởng 2 chữ số, ở quanh ngưỡng 22%/năm thìlần đầu tiên giảm vào quý II/2022 và kéo dài cho đến nay.
TheoTổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2023, mặc dù doanh thu phí giảm, nhưng chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước (ước đạt 57.100 tỷ đồng); tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 15,4% (ước đạt 746,7 tỷ đồng); tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tăng 12,9%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam