Thị trường

Đà Lạt: Trồng cây ra quả đen như than, ăn vài trái khỏe cả người

Phúc bồn tử đen, một loại cây trồng mới vừa được du nhập về Đà Lạt (Lâm Đồng) nhưng đã phát huy được hiệu quả kinh tế rõ nét so với nhiều loại cây trồng khác.

Ở Đà Lạt, gia đình ông Vũ Nhuần, đường Vạn Kiếp, Phường 8, được xem là người tiên phong trồng phúc bồn tử đen với diện tích 1.300 m2. Sau 6 tháng chăm sóc, cây phúc bồn tử đen đã giúp cho gia đình có thu nhập bình quân 3 triệu đồng mỗi ngày.

Cây phúc bồn tử đen của gia đình ông Vũ Nhuần.

Phúc bồn tử đen, hay còn gọi là quả mâm xôi đen có nguồn gốc xuất xứ từ Israel, trái có vị chua. Ông Nhuần cho biết, cách đây 1 năm gia đình ông mạnh dạn mua giống phúc bồn tử đen về gieo trồng trong nhà kính.

Sau khoảng 6 tháng chăm sóc, những cây phúc bồn tử đen đã bắt đầu cho thu hoạch. Hiện tại, bình quân mỗi ngày, gia đình ông Nhuần thu hoạch từ 15 kg - 17 kg trái và bán ra thị trường với giá 200.000 đ/kg, giúp cho gia đình ông có nguồn thu nhập lớn.

Ông Vũ Nhuần thu hoạch phúc bồn tử đen

Ông Vũ Nhuần cho biết thêm, ưu điểm của cây phúc bồn tử đen là cho trái quanh năm, trái to trung bình khoảng 80 - 90 trái/ kg, nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 10 năm. Đây cũng là loại cây trồng không cần nhiều công sức cũng như chi phí đầu tư chăm sóc.

Để phúc bồn tử đen sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình ông Vũ Nhuần đã trồng trong nhà kính theo các luống và được kết hợp tưới nước bằng hệ thống phun sương tự động. Gia đình ông Nhuần cũng đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa các loại sâu bệnh có thể gây hại cây phúc bồn tử đen, như: bọ xít, phấn trắng, nhện đỏ… được bón các loại phân chủ yếu là phân vi sinh và thuốc làm từ các loại thảo dược.

Hiện ông đã trồng thử nghiệm thành công 3 loại phúc bồn tử hồng, đỏ, xanh và đang chuẩn bị 3 sào diện tích để trồng loại cây này.

Phúc bồn tử đen trái to và cho thu hoạch quanh năm.

Ông Hoàng Khánh - Chủ tịch Hội Nông dân Phường 8 cho biết, đánh giá cao mô hình trồng cây phúc bồn tử đen của gia đình ông Nhuần, cùng địa phương tuyên truyền cho bà con nông dân học tập và nhân rộng mô hình này để phát triển kinh tế gia đình cũng như địa phương.

Theo Văn Báu/Báo Lâm Đồng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo