Đánh thức tiềm năng du lịch Bảo Lộc
Tặng phẩm của thiên nhiên
Chúng tôi có dịp về với BảoLộc vào những ngày thượng tuần tháng Mười, trong một chuyến công tác dài ngày, để cảm nhận “hương đất - tình người”nơi đây.
Quyện lấy chúng tôi là hình ảnh xanh tươi, mát lành của những nương dâu, đồi trà lô xô hình bát úp; là hương thơm quyến rũ của những vườn cà phê trĩuquả, căng mọng; là những dòng thác bọt tung trắng xóa như dải lụa vắt vẻo trêncao thả mình xuống con suôíróc rách đêm ngày; là nét hùng vĩ của những núi non trập trùng lững lờ mây,đẹp đến mê hồn; là những hồ nướctrong xanh, trầm mặc soi bóngnhững hàng cây...
Xa xa là những vườn cây ăn trái trĩu cành, nặng quả, hương thơm dịu ngọt, nồngnàn, như: Bơ, sầu riêng, măng cụt... đang mùa thu hoạch. Những cô gái, chàngtrai K’ho, Churu, Mạ... tay thoăn thoắt thu hái bỏ vào đầy ắp những chiếc gùi xinh xắn, gươngmặt rạng rỡ, í ới gọi nhau, trò chuyện rôm rả cả một vùng.
Trải bao thăng trầm, biếnchuyển của thời cuộc, “thủ phủ” của Trà và Tơ lụa vẫn vươn mìnhđón ánh nắng ban mai rực rỡ, hồi sinh mạnh mẽ, cuộntrào sức sống như dòng thác Đamb’ri ngân nga dạo khúc tình ca, thiết tha mời gọichung tay phát triển vì một “thành phố xanh”...
BảoLộc khép mình như một cô gái vùng cao, không quá sôi nổi, phô trương nhưngvẫn mang một nét cuốn hút lạ thường đối với khách thập phương. Nơi đây đượcthiên nhiên ban tặng khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, đất đaimàu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với nhiều cảnh đẹp “đắm say”lòng người, như: ThácĐamb’ri, thác Bảy Tầng, Hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình, núi Sa Pung...
Bên cạnh đó, với hệ thống hạ tầngđược đầu tư mạnh mẽ, Bảo Lộc đã và đang thay thế Đà Lạt trở thành thủphủ mới của tỉnh Lâm Đồng và là tâm điểm phát triển kinh tế phía NamTây Nguyên với nhiều cụm công nghiệp lớn, những dự án bất động sản quy mô và khảnăng liên kết vùng thuận lợi.
Nhiều hạng mục hạ tầng giao thôngquan trọng như hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không. Đồng thời, hệ thốngđường vành đai và tuyến cao tốc kết nối Bảo Lộc với các vùng kinh tế dần đượchình thành. Trong tương lai gần, tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Bảo Lộc– Liên Khương hoàn thành sẽ mở cánh cửa cho Lâm Đồng dễ dàng kết nối với TP. HồChí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, những tuyến đường kết nôívới các thành phố du lịch nổi tiếng trong vùng, như: Nha Trang, Phan Thiết,Vũng Tàu… cũng đã được mở rộng hoàn thiện giúp cho việc di chuyển thuận lợi hơn.Đặc biệt, việcSân bay Liên Khươngtrở thành sân bay quốc tế sẽ giúpLâm Đồng thu hút khách du lịch và “chia lửa” với Sân bay Cam Ranh.
Cả ngày cuối tuần làm “hướng dẫn viên”đưa chúng tôi rong ruổi một vòngquanh “thủ phủ” Trà và Tơ lụa, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc Nguyễn Văn Triệu, không dưới đôi lầnnhắc đến cái lợi thế lớn nhất để phát triển du lịch của địa phương, đó là sự quytụ, hài hòa, đồng điệu giữa con người và thiên nhiên nơi đây.
Ông cũng khẳng định, Bảo Lộc hiệnnay đã hội đủ tiềm năng, thế mạnh để phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, thamquan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao, dã ngoại... Địa phươngluôn tạo điều kiện, cơ chế thuận lơịđể thu hút các nhà đầu tư đủ tâm, đủ tầm, chung tay góp sức, tạo “cú hích” phát triển ngành “công nghiệp không khói” cho thành phố cònnhiều dư địa phát triển này.
Chung tay “nhen lửa”
Bảo Lộc được ví như “viên ngọc thô” đang trong quá trình mài giũa, chắt chiu,vun đắp để trở nên tinh xảo, đẹp đẽ, long lanh và hấp dẫn hơn! Nói như Bí thư NguyễnVăn Triệu, trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấpủy, sự triển khai đồng bộ của chính quyến các cấp, tiềm năng du lịch của Bảo Lộcđã được “đánh thức”.
Điều này thể hiện ở kết cấu hạ tầngphục vụ du lịch được đầu tư, nâng cấp khá đồng bộ; nhiều sản phẩm và loại hìnhdu lịch mới được đưa vào kinh doanh, khai thác, chất lượng dịch vụ được nânglên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡngcủa du khách.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch cũngdiễn ra khá sôi nổi, đặc sắc, vơínhiều hoạt động ý nghĩa, như:Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam19/4, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng, đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thaocấp tỉnh, khu vực, quốc gia...
Đặc biệt, Bảo Lộc cũng có nhiều cơchế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và nâng cấp các khu điểm dulịch hiện có, mở rộng dịch vụ để thu hút khách du lịch. Có thể kể đến Khu du lịchĐamb’ri đã nâng cấp, phát triển thêm một số loại hình giải trí phục vụ du khách;Công ty Tâm Châu tiếp tục đầu tư các hạng mục theo tiêu chuẩn mô hình du lịchcanh nông đạt chuẩn; Điểm du lịch Đôi Dép tại xã Lộc Nga cũng đã hoàn thiện cáchạng mục để hoạt động phục vụ du khách với các dịch vụ tham quan, tắm bùn, chămsóc sức khỏe...
Song song với đó là gắn kết việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch với hoạt độngphát triển nông nghiệp công nghệcao trên địa bàn. Hình thành các tour cho du khách tham quan cánh đồng trà chấtlượng cao, trình diễn nghệ thuật thu hái chế biến trà, tham quan các dây chuyềnsản xuất trà, cà phê, nghề trồng dâu nuôi tằm... là những sản phẩm ưu thế ở địaphương gắn với các chương trình du lịch dã ngoại, du lịch trải nghiệm.
Theo ông Triệu, “xã hội hóa du lịch”là một trong những giải pháp quan trọng trong thời gian tới để phát triển ngànhdu lịch Bảo Lộc. Do đó, địa phương sẽ nghiên cứu các cơ chế, chính sách, tạo điêùkiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư mới các dự ándu lịch; tạo môi trường thông thoáng cho các thành phần kinh tế tham gia đâùtư, kinh doanh phát triển du lịch.
Trước mắt, địa phương đang mời gọiđầu tư vào một số dự án du lịch, như: Phát triển điểm du lịch thác Bảy Tầng (ĐạiLào), Suối Đá Bàn… theo hướng du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng; phát triểnđiểm du lịch Hồ Nam Phương, Hồ Mai Thành… thành các loại hình dịch vụ giải tríchất lượng cao, đáp ứng như cầu tham quan, nghĩ dưỡng của du khách.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét đưa vào danhmục kêu gọi đầu tư đối với một số dự án trọng điểm, mang tính đột phá, như: Sân Golf và nghỉ dưỡng; Dự án cải tạo, nâng cấp và đưa vào hoạt độngphục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa đối với Sân bay Lộc Phát; Dự án Khách sạn 5 sao tại khu vực chợ Bảo Lộc cũvà Dự án Khu du lịch núi Sapung (xây dựng cáp treo và các loại hình dịch vụkhác).
“Bảo Lộc sẽ tập trung các nguồn lựcđể xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy cácngành kinh tế khác cùng phát triển. Tuy nhiên, phát triển phải bền vững, có trọngtâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiêụquả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh, để biến Bảo Lộc thành “đô thị xanh”, thành thànhphố đáng sống trong tương lai”,Bí thư Thành ủy Bảo Lộc nêu định hướng và kỳ vọng.
Chia tay chúng tôi, Bí thư Triệu không quên “khoe” bài hát: “BảoLộc - Hương đất, Tình người”, do một số văn nghệ sĩ vừa mới “thai nghén”để tặng ông và Bảo Lộc. Ông ngân nga như lời nhắn nhủ:
“… Bạnhãy về chung tay nhen lửa,
Xây các côngtrình hướng tới tương lai,
Lộc Phát đơịngày khơi mở đường bay,
Hồ Nam Phương,thác Sapung chờ khoanh vùng sinh thái...
Bạn sẽ về vàtình yêu ở lại,
Để đất này sẽhóa quê hương,
Bảo Lộc quêmình biết mấy thân thương,
Lộc sẻ chia vìbảo tồn hương đất”.
Theo thống kê, trên địa bàn TP. Bảo Lộc hiện có 117 cơ sở lưu trú du lịch, với 1 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao và 18 khách sạn 1 sao; 22 khách sạn đạt chuẩn, 13 nhà nghỉ du lịch; 04 homestay.
Bên cạnh đó có 05 công ty kinh doanh lữ hành nội địa (Công ty TNHH DVDL T.Q.T, Công ty TNHH DVDL Rồng Việt VH, Công ty TNHH Du lịch trực tuyến Hoa Sen, Công ty TNHH Du lịch thương mại Hoàng Gia, Công ty cổ phần thương mại du lịch Nam Tây Nguyên) và 01 công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, đang hoạt động trên địa bàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo