Đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Mỹ, châu Âu, Trung Quốc
Tăng trưởngnông nghiệpđạt 2,02%
Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ông Lê Văn Thành – Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, 9 tháng đầu năm 2019, ngành nông nghiệp chịu tác động lớn bởi diễn biến bất thường của thời tiết; dịch tả lợn châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp; khó khăn về thị trường xuất khẩu, nhất là việc thay đổi sang nhập khẩu chính ngạch của thị trường Trung Quốc...
Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức và có nhiều điểm sáng nổi bật. Cụ thể, toàn ngành duy trì tăng trưởng đạt 2,02%, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước; trong đó thủy sản tăng 6,12%, lâm nghiệp tăng 3,98%.
Bên cạnh đó, bối cảnh khó khăn về thị trưởng, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 30,02 tỷ USD, tăng 2,7% so với với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, đến nay cả nước đã có 4.554 xã (51,16%) đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu cả năm 2019 là 50% và Chương trình mục tiêu Xây dựng nông thôn mới về đích trước 1,5 năm so với mục tiêu đề ra.
Với kết quả sản xuất ngành nông nghiệp 9 tháng qua cho thấy, toàn ngành đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; nhất là việc tập trung tháo gỡ khó khăn với thị trường Trung Quốc, mở cửa các thị trường mới đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu, như xoài vào Mỹ, Anh, Úc...
Tính đến hết tháng 8/2019, giá trị xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 5,31 tỷ USD; Hoa Kỳ đạt 5,35 tỷ USD; nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc vào Việt Nam là 1,53 tỷ USD và Hoa Kỳ là 2,51 tỷ USD.
Tiếp tục tháo gỡ thẻ vàng đối với thủy sản xuất khẩu
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đặt mục tiêu năm 2019toàn ngành phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị sản xuất trên 3,11%; kim ngạchxuất khâủkhoảng 42 đến 43 tỷ USD. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp sẽ nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2019. Chính vì vậy, một trong những giải pháp trọng tâm đặt ra hiện nay làmở rộng thị trường xuất khẩu và đảm bảo sản xuất trong nước.
Theo ông Lê Văn Thành, trước tác động từ xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc tới ngành nông nghiệp, thời gian tới, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện các giải pháp trọng tâm. Trước tiên đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn chia sẻ thông tin, hỗ trợ xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc; định kỳ 3 tháng/lần tổ chức họp trao đổi, phối hợp với UBND các tỉnh biên giới để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để xử lý hoặc phản ánh đến các cơ quan hữu quan phía Trung Quốc kịp thời tháo gỡ.
Cùng với đó, tiếp tục đàm phán, mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản cho sản phẩm nông, thủy sản như xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc vào tháng 10/2019; đẩy nhanh tiến trình đánh giá rủi ro để xuất sớm xuất khẩu tổ yến;sầu riêng, chanh leo, khoai lang; bơ, thạch đen; bưởi, dừa, na và tháo gỡ khó khăn cho 2 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.
Đồng thời, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp xử lý vướng mắc về hoạt động xuất nhập khẩu nông thủy sản giữa Bộ NN&PTNT, Tổng cục Hải quan Trung Quốc và lãnh đạo các tỉnh biên giới cả hai phía Việt Nam - Trung Quốc đối với việc áp dụng bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, chứng thư xuất khẩu, vấn đề kiểm dịch động thực vật.
Đối với thị trường Mỹ, bộsẽ tiếp tục đẩy mạnh đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận tương đương đối với xuất khẩu cá tra của Việt Nam, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ; sẽlàm việc với các cơ quan chức năng của châu Âu tháo gỡ thẻ vàng đối với thủy sản xuất khẩu, đồng thời hài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế...
Ngoài ra, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, Bộ NN&PTNT triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Với lĩnh vực thủy sản, triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các khuyến nghị mà Liên minh Châu Âu đưa ra đối với Việt Nam để lấy lại “thẻ xanh” và hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng