Đề xuất cấm nhập gà không đầu, không chân... vào Việt Nam
Một số ý kiến đề xuất cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt loại thải, chất lượng kém, nguy cơ dịch bệnh, chứa tồn chất kháng sinh như gà dai loại thải, gà không đầu, nội tạng….
Cẩn thận trước bẫy phân lô, bán nền “ma” tại huyện Củ Chi / TP. Hồ Chí Minh: Uber đã nộp đủ 66,7 tỷ đồng tiền thuế
Tại buổi hội thảo góp ý Dự thảo Luật Chăn nuôi do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 11-9, ông Trần Quốc Tú, đại diện Sở Tư Pháp TP.HCM cho rằng cần cân nhắc cấm nhập các sản phẩm vật nuôi loại thải như gà không đầu, gà dai thải loại… mà một số nước chỉ dùng làm thức ăn cho thú cưng hoặc phân bón. Lý do là những sản phẩm này có nguy cơ tồn dư kháng sinh, chất cấm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, ông Tú cũng đề xuất cấm nhập khẩu, phát tán các sinh vật ngoại lai như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ… gây tổn hại đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường và an ninh lương thực. Bởi các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất.
Ảnh minh họa.
Việc nuôi vật nuôi làm kiểng quy mô trang trại, nuôi vật nuôi trong phòng thí nghiệm trong khu dân cư, ông Tú cũng góp ý cần quy định cấm trong dự thảo Luật này. Lí giải cho đề xuất của mình, ông Tú chỉ ra nguy cơ dịch bệnh của vật nuôi làm kiểng như gà, chó kiểng quy mô trang trại trong khu dân cư cũng không khác gì nuôi gà, nuôi chó thường.
"Đối với nuôi vật nuôi trong phòng thí nghiệm, những vật nuôi này dễ mang mầm bệnh, virus… nếu để sổng chuồng thì nguy cơ phát tán dịch bệnh trong khu dân cư rất cao", ông Tú nói.
Tuy nhiên, phía đại diện Chi cục Thú y vùng 6 cho rằng nếu quy định cấm các sản phẩm vật nuôi loại thải rất khó thực hiện vì có thể vi phạm quy định của WTO. Mặt khác vị đại diện này cho biết gà dai, gà không đầu hay nội tạng trong nước vẫn có nhu cầu và sản phẩm nhập khẩu vào được kiểm dịch, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo thì vẫn cho nhập bình thường.
Theo Dự thảo Luật Chăn nuôi, các quy định về vị trí và khoảng cách giữa các cơ sở chăn nuôi nhằm bảo vệ cho người dân ở khu dân cư khỏi tình trạng ô nhiễm do chất thải, tiếng ồn, mùi hôi thối và nguy cơ lây lan các dịch bệnh từ gia súc sang người của các trung tâm chăn nuôi được nhiều ý kiến ủng hộ. Đồng thời cũng là biện pháp bảo vệ cần thiết cho các trại chăn nuôi để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch bệnh thông qua các hoạt động giết mổ, chăn nuôi, vận chuyển gia súc gia cầm của người dân trong vùng.
Tuy nhiên, đại diện một HTX tại TP.HCM cho rằng dự thảo Luật lại không quy định cụ thể khoảng cách mà lại do Chính phủ quy định. Theo đại diện HTX này, nếu chờ Chính phủ quy định thì không biết khi nào mới xong.
"Nếu để nhiều quy định phụ thuộc Chính phủ quyết định thì phải chờ Thông tư hướng dẫn, và nguy cơ nhiều quy định sẽ không phù hợp với thực tế, đẻ thêm nhiều thủ tục hành chính", đại diện một HTX tại TP.HCM nói.
Theo PLO
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Cột tin quảng cáo