Điểm danh các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao trong 4 tháng
DNVN - Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 122 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nhóm hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng như nhiên liệu khoáng sản, công nghiệp chế biến, nông - lâm - thủy sản... đã đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu.
"Tuần hàng Việt Nam tại Anh năm 2022" sẽ quảng bá nông sản, thực phẩm chất lượng cao / Chứng khoán sau nghỉ lễ tăng hay giảm?
Theo Bộ Công Thương, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine… nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 33,26 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 122,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 21,6%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 14,7%). Điều này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong 4 tháng ước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 122,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng trong tháng 4 đối với xuất khẩu nhóm hàng này là xuất khẩu thủy sản tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 1,05 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, riêng xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt 3,57 tỷ USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là các thị trường hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Tình hình xung đột Nga - Ukraine mặc dù tác động nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga và Ukraine (Nga chiếm 2%, Ukraine chiếm 0,3%) nhưng lại có tác động lớn đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam khi hai thị trường này là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 4 tháng đầu năm tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 105,6 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phân bón các loại tăng 46,9% về lượng nhưng tăng tới 192,6% về giá trị do giá xuất khẩu tăng cao; kim ngạch xuất khẩu hóa chất tăng 72%; đá quý và kim loại quý tăng 70,7%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 46,6%...
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 4 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 67,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao cả về lượng và giá trị do giá các mặt hàng này tăng cao.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm 2022, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 35,6 tỷ USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 19 tỷ USD, tăng 16,7%. Thị trường EU ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng 19,9%...
Về nhập khẩu hàng hóa, trong tháng 4, giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất tiếp tục tăng cao. Một số mặt hàng chạm các mốc kỷ lục đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao, làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 ước tính đạt 32,2 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 119,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 40,9 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,8 tỷ USD, tăng 16,7%.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 36,78 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 23,3 tỷ USD, tăng 40,1%. Thị trường ASEAN đạt 16,4 tỷ USD, tăng 15,3%...
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 4 và cả trong 4 tháng đầu năm 2022 của nước ta đạt kết quả tích cực khi đều đạt trạng thái xuất siêu, Trong đó, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 4 ước tính xuất siêu 1,089 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại ước xuất siêu 2,53 tỷ USD.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Cột tin quảng cáo