Định hướng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm
Việt Nam - Slovenia: Tiềm năng hợp tác về cung ứng máy móc chế biến nông, lâm, thủy sản / Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia
Ngày 10/6, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021 tại Hà Nội.
Theo thống kê, giá nhiên liệu năm 2020 tương đối ổn định và giảm trong nhiều tháng góp phần thúc đẩy sản xuất khai thác, tiêu thụ thủy sản trong nước và xuất khẩu. Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 đạt 3,85 triệu tấn (tăng 2,06% so với năm 2019), trong đó khai thác biển đạt 3,65 triệu tấn (tăng 2,1% so với cùng kỳ). Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 3,05% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hải sản năm 2020 cả nước đạt 3,435 tỷ USD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2019.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản nói riêng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình là dịch bệnh Covid–19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp; an ninh trên biển tiềm ẩm khó lường và thời tiết cực đoan mưa bão nhiều những tháng cuối năm 2020.
Hội nghị trực tuyến "giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021 do Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì.
Kênh phân phối tiêu thụ xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Giá vận chuyển tăng, giá bán sản phẩm khai thác chất lượng cao giảm. Tình trạng thiếu lao động khai thác thủy sản cả về số lượng và chất lượng dẫn đến nhiều tàu cá phải nằm bờ;
Cơ sở hậu cần nghề cá như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phục vụ sản xuất. Việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thủy sản, nhất là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch cải thiện còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Định hướng đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn; Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỷ USD; Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước.
“Đặc biệt cần bám sát các nội dung, mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng cho biết, hiện nay, Bộ cũng như Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Rà soát quy hoạch lại hệ thống Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; Quy hoạch bảo vệ và khai thác thủy sản; tổ chức lại sản xuất khai thác thủy sản trên các vùng biển, nghề khai thác.
Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu