Định vị vai trò thương lái trong chuỗi ngành hàng lúa gạo
Thị trường nước ngoài yêu cầu cao về phát triển bền vững, doanh nghiệp Việt phải làm gì? / Du khách đến Đà Nẵng bằng tàu hoả dịp lễ 30/4 – 1/5 tăng 60%
Thương lái - mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết
Ngày 2/5, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo “Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo” do Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp Văn phòng điều phối nông nghiệp phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức.
Hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, giới thiệu chia sẻ các mô hình liên kết chuỗi hiệu quả, vai trò thương lái trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo.
Ông Võ Quốc Trung – Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng.
Nói về vai trò thương lái trong chuỗi liên kết lúa gạo Sóc Trăng, ông Võ Quốc Trung - Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho biết, sản lượng lúa năm 2023 của Sóc Trăng đạt khoảng 2,1 triệu tấn. Trong số này, tiêu thụ qua HTX chiếm từ 5 đến 7% tổng sản lượng, còn lại đều do thương lái thu mua.
Theo ông Trung, trong chuỗi liên kết tiêu thụ lúa gạo, thương lái là người cung cấp thông tin đến môi giới trung gian về nhu cầu giống lúa, số lượng, thời điểm và giá mua; họ cũng là người khảo sát đồng ruộng khi nhận được phản hồi thông tin của môi giới; thỏa thuận và chốt đặt và nhận cọc việc thống nhất thỏa thuận mua bán (tiền cọc từ 3 đến 5 triệu/hec-ta); giao nhận lúa ngay sau khi thu hoạch, thanh toán và khấu trừ tiền cọc với chủ hộ.
“Trong chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo, thương lái là cầu nối và là một mắt xích không thể thiếu, nếu không đội ngũ thương lái thì không biết 2,1 triệu tấn lúa của Sóc Trăng sẽ tiêu thụ bằng con đường nào”, ông Trung chia sẻ.
Theo ông Trung, ưu điểm của thương lái chính là tính linh hoạt, nhạy bén trong thỏa thuận giá và định giá, là người quyết định về lợi nhuận kinh doanh; thương lái góp phần chia sẻ về nguồn vốn lưu động, chia sẻ áp lực về tài chính cho DN nhất là thời điểm thu hoạch rộ, cần lượng tiền mặt lớn để thanh toán cho người nông dân; hình thức thanh toán của thương lái cũng rất linh hoạt: trực tiếp với người nông dân, thông qua đại diện hoặc chuyển khoản; giúp cho người nông dân tiêu thụ lúa kịp thời, không bị ép giá…
Đề cập đến vai trò thương lái, ông Trần Minh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam cho biết, lực lượng thương lái nắm đầy đủ thông tin về các HTX có diện tích lúa đạt các tiêu chuẩn, có ghi chép nhật ký sản xuất hay là khu vực sản xuất một giống lúa; biết thời điểm thu hoạch lúa chính xác của từng khu vực; thông tin về máy gặt đập liên hợp, phương tiện vận chuyển lúa; lịch mở đóng cống thủy lợi..
“Thương lái là cầu nối giúp chính quyền địa phương điều hành quản lý Nhà nước hiệu quả hơn trong chuỗi sản xuất lúa gạo, riêng các DN cũng rất thích thu mua lúa qua thương lái, vì các thương lái có năng lực thu gom sản lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn; hộ nông dân thích bán lúa cho thương lái vì lấy tiền liền sau khi cân lúa”, ông Hải nhấn mạnh
Thương lái cần được xem là đối tác đồng hành với người nông dân
Ông Trần Minh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT).
Theo các đại biểu, thương lái có vai trò quan trọng là cầu nối là mắc xích không thể thiếu trong chuỗi liên kết lúa gạo hiện nay. Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt hoạt động thương lái thì có các vấn đề nảy sinh thiệt cho người nông dân: thương lái đưa hợp đồng soạn sẵn, khi nhận tiền cọc rồi, nếu không thực hiện thì người nông dân phải thường gấp 2,3 lần tiền đặt cọc; sử dụng máy gặt đập liên hợp do thương lái cung cấp thường có giá cao hơn; thời gian thu hoạch kéo dài để thu mua lúa khô hơn; khi hủy hợp đồng, thương lái không chỉ được trả lại tiền cọc mà còn được bồi thường thêm (kèo trên)…
Để quản lý tốt hoạt động thương lái, ông Hải đề xuất thương lái cần được đăng ký hành nghề nhằm phân biệt thương lái tốt và thương lái xấu; chú trọng lợi ích nhiều chiều khi đưa thương lái vào chuỗi lúa gạo bền vững; thương lái cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, HTX và DN; khuyến khích tập hợp thương lái vào các nhóm, các câu lạc bộtrên cơ sở tự nguyện để cùng tiếp cận các nội dung tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trong bảo quản vận chuyển, chế biến, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm tình trạng bẻ kèo và các hành vi thiếu lành mạnh như trục lợi, cấu kết, gây chia rẽ, tác động tiêu cực đến giá cả …
Thông tin thêm về thị trường, về chuỗi liên kết lúa gạo thời gian qua, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục kinh Kế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, ĐBSCL có 1,7 triệu hec-ta canh tác lúa, liên kết thông qua thương lái chiếm khoảng 50% sản lượng lúa (khoảng 12 -14 triệu tấn lúa).
Thời gian qua, trong thực trạng mua bán lúa gạo chúng ta chưa có chuỗi, liên kết theo chuỗi một cách bài bản, đúng nghĩa vừa chia sẻ rủi ro, dẫn dắt quy trình sản xuất, vừa tiêu thụ lúa gạo. Nói chung các HTX tham gia còn rất thụ động, ở ĐBSCL, chỉ có DN Lộc Trời, DN Trung An là có nhiều năm theo đuổi mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất, bao tiêu đến chế biến, còn lại phần lớn liên kết theo hướng mua bán lúa gạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam