Doanh nghiệp sản xuất gặp khó trong đổi mới sáng tạo: Cách nào để tháo gỡ?
Thúc đẩy tăng trưởng với AI và công nghệ mới
Zebra Technologies Corporation vừa công bố những kết quả của nghiên cứu Tầm nhìn trong ngành sản xuất (Manufacturing Vision Study) năm 2024. Nghiên cứu này cho thấy trên toàn cầu, 61% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2029, tăng từ mức 41% của năm 2024. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD), 68% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng AI sẽ thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2029, tăng từ mức 46% của năm 2024.
Sự gia tăng trong ứng dụng AI, cùng với kết quả 92% đối tượng tham gia khảo sát trên toàn cầu và 87% ở khu vực CA-TBD ưu tiên chuyển đổi số, thể hiện mong muốn của các doanh nghiệp sản xuất trong việc cải thiện quá trình quản lý dữ liệu, đồng thời triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao khả năng hiển thị giám sát và chất lượng trong suốt quá trình sản xuất.
Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu ưu tiên chuyển đổi số, nhưng có khoảng 30% đến 40% đối tượng tham gian khảo sát trên toàn cầu và khu vực CA-TBD thừa nhận quá trình này gặp nhiều khó khăn trở ngại, bao gồm chi phí và nguồn lao động, mở rộng quy mô các giải pháp công nghệ cũng như xu hướng hội tụ của công nghệ thông tin và công nghệ vận hành (IT/OT).
Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Kênh khu vực APJeC, Zebra TechnologiesÔng Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Hàn Quốc và Kênh phân phối tại CA-TBD, Nhật Bản trừ Trung Quốc (APJeC), Zebra Technologies, cho biết: “Các nhà sản xuất thường gặp khó khăn muốn sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, vì vậy, họ cần áp dụng AI và các giải pháp công nghệ số khác để tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt, tối ưu. Zebra giúp các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ứng dụng công nghệ theo phương pháp mới để tự động hóa và tăng cường quy trình công việc, xây dựng nhà máy được kết nối, nơi công nghệ hỗ trợ con người ở quy mô lớn".
Zebra mang tới cho các doanh nghiệp sản xuất thông tin chuyên sâu và công nghệ chiến lược để thúc đẩy sự phát triển của các nhà máy được kết nối bằng cách tăng cường khả năng hiển thị giám sát, tối ưu hóa chất lượng và nâng cao năng lực cho lực lượng lao động.
Trong khi gần 6 trong 10 doanh nghiệp sản xuất hàng đầu (57% trên toàn cầu, 63% ở CA-TBD) kỳ vọng sẽ tăng khả năng hiển thị giám sát trong toàn bộ quá trình sản xuất và toàn chuỗi cung ứng vào năm 2029, thì khoảng 1/3 các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (33% trên toàn cầu, 38% ở CA-TBD) cho biết sự thiếu nhất quán giữa CNTT và công nghệ vận hành trong việc lựa chọn các dự án đầu tư là rào cản lớn nhất đối với chuyển đổi số.
Nghiên cứu của Zebra cho thấy các nhà sản xuất đang thay đổi chiến lược tăng trưởng của họ bằng cách tích hợp và tăng cường sức mạnh cho lực lượng lao động với AI, các công nghệ khác để chuyển đổi hoạt động sản xuất cũng như xây dựng lực lượng lao động lành nghề trong 5 năm tới.
Các công cụ công nghệ đang được các lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất triển khai bao gồm máy tính bảng doanh nghiệp (51% trên toàn cầu, 52% ở CA-TBD), máy kiểm kho (55% trên toàn cầu, 53% ở CA-TBD) và phần mềm quản lý nhân công (56% trên toàn cầu, 62% ở CA-TBD). Ngoài ra, 6 trên 10 doanh nghiệp sản xuất (61% trên toàn cầu, 65% ở khu vực CA-TBD) dự kiến sử dụng máy kiểm kho dạng đeo để tăng cường năng lực cho lực lượng lao động của họ.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ tiên tiến khác của Zebra như máy kiểm kho doanh nghiệp (ET60, MC9400, và TC53e); các giải pháp thu thập dữ liệu (DS3600-XR, DS4678-XD, và DS55); các giải pháp theo dõi tài sản (ZT231, ZT421/ZT411, và Zebra VisibilityIQ Foresight); các giải pháp RFID (FXR90); và các giải pháp quét mã vạch công nghiệp cố định và giám sát bằng hình ảnh (Fixed Industrial Scanning and Machine Vision), là rất quan trọng để nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cũng như tinh giản hoạt động.
Các công nghệ mới đang dần thay thế cho những thiết bị cũ, lạc hậu, giúp doanh nghiệp tăng trưởng tối ưu hơn.Kế hoạch triển khai công nghệ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất sẽ giải quyết những thách thức này. Trong 5 năm tới, nhiều kế hoạch triển khai robot (65% trên toàn cầu, 72% ở khu vực CA-TBD), giám sát bằng hình ảnh (66% trên toàn cầu và khu vực CA-TBD), nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) (66% trên toàn cầu, 72% ở CA-TBD), máy quét mã vạch công nghiệp cố định (57% trên toàn cầu, 62% ở khu vực CA-TBD).
Hãy "nghĩ lớn nhưng làm nhỏ"
Theo Zebra, Việt Nam luôn đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho lĩnh vực sản xuất, với dự kiến đóng góp 30% vào tổng GDP. Mỗi năm, đóng góp của ngành này vào GDP sẽ tăng hơn 8,5% và năng suất lao động sẽ tăng 7,5%. Để đạt được những mục tiêu này, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu đào tạo lại và trang bị kỹ năng mới cho lực lượng lao động của mình để duy trì tính cạnh tranh.
Chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam, đại diện Zebra, ông Aik Jin Tan cho hay: "Thông thường chúng tôi sẽ tư vấn với khách hàng là "Nghĩ lớn nhưng làm nhỏ", điều đó có nghĩa là chúng tôi muốn họ hình dùng ra đích đến của họ là như thế nào. Hãy xác định xem lĩnh vực phù hợp chúng ta nên bắt đầu từ đâu, nhỏ thôi. Ví dụ khi chúng ta có thị trường mà muốn số hóa mặt bằng nhà máy hay trong mặt bằng nhà máy muốn tự động hóa nhưng trong mặt bằng nhà máy thì cũng có những phần nhỏ hơn, chúng ta hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ, hãy kiểm chứng ý tưởng, gọi là Proof of Concept và sau khi thành công chúng ta sẽ tiếp tục nhân rộng và mở rộng nó ra để đạt được mục tiêu tổng thể.
Giải pháp của Zebra có ưu điểm ở chỗ nếu chúng ta có mong muốn triển khai ví dụ như giải pháp nắm bắt vị trí theo thời gian thực thì chúng tôi cũng có giải pháp đáp ứng nhu cầu của các bạn. Nếu các bạn thấy rằng chúng ta cần phải bắt đầu nhỏ thôi, thực hiện việc số hóa cơ bản thôi thì chúng tôi có giải pháp mã vạch cố định. Tất nhiên mặc dù các bạn chỉ muốn triển khai mã vạch thôi thì chúng tôi cũng có giải pháp giúp cho các bạn bắt đầu từ bước đầu tiên. Nếu các bạn muốn nâng cấp nó lên nữa thì có RFID để các bạn nâng cấp.
"Ưu điểm tiếp theo của giải pháp của Zebra là khả năng mở rộng. Ví dụ như hiện nay chúng ta muốn mua giải pháp đơn giản nhưng trong vài năm vì đinh hướng của chúng ta là để triển khai RFID chẳng hạn thì chúng tôi cho phép khả năng mở rộng. Hiện nay các bạn chỉ mua 1 máy in mã vạch thông thường, các bạn cho chúng tôi biết được rằng trong 1 vài năm tới muốn triển khai thành RFID và chúng tôi giúp cho các bạn có thể mở rộng các giải pháp hiện tại trở thành một hệ thống RFID. Sau 2 năm chẳng hạn chúng ta thấy rằng nhà máy của các bạn đã sẵn sàng cho RFID thì Zebra có thể hoàn toàn giúp được điều đó. Đấy là cách mà Zebra cung cấp giải pháp, mang lại giá trị cho khách hàng trong toàn bộ tiến trình triển khai cách mạng công nghiệp 4.0", đại diện Zebra chia sẻ thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu