Doanh nghiệp sữa Việt Nam trước cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Xuất khẩu cá tra sang ASEAN nhiều điểm sáng / Để nông sản có đầu ra bền vững
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ký kết Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng các sản phẩm sữa với Trung Quốc. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, mở đường cho các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, thị trường nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới.
Sở dĩ Trung Quốc nhập khẩu sữa nhiều như vậy vì chi phí sản xuất sữa trong nước ở Trung Quốc cao hơn mức trung bình toàn cầu và người tiêu dùng thiếu niềm tin với các sản phẩm sữa trong nước, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng sữa nhiễm melamine ở quốc gia này. Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt. Tất các sản phẩm, thực phẩm có nguyên liệu chính là sữa như sữa thanh trùng, tiệu trùng, sữa lên men, phô mai, kem, bơ... đều có thể xuất khẩu.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đang ngày càng siết chặt hơn các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Do đó, hàng Việt Nam cần vượt qua hàng rào kỹ thuật này, đặc biệt nếu ở các mô hình trang trại, kết hợp với chăn nuôi nông hộ để sản xuất sữa nguyên liệu. Nhiều công nghệ mới đang được áp dụng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đang xây dựng hướng dẫn chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật của phía Trung Quốc, thậm chí mời cả chuyên gia nước bạn sang cùng thẩm định, đánh giá để sớm có lô hàng đầu tiên xuất khẩu.
Riêng trong năm ngoái, người dân Trung Quốc chi hơn 10,6 tỷ USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa. Đáng chú ý, có tới 70% sữa nhập khẩu là sữa bột, chủ yếu từ Newzealand và Australia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'