Thị trường

Độc đáo nghề bẫy mực ốc trên vùng biển Tây Nam

Chỉ cần kết vỏ ốc lại thành chuỗi thả xuống biển, rồi kéo lên là bắt được bạch tuộc. Mỗi chuyến ra khơi kéo dài khoảng 20 ngày, ngư dân có lời hàng chục triệu đồng.

Tác động kép từ đại dịch Covid-19 và giá dầu, PVN không hoàn thành kế hoạch quý I / Long An: Thu nhập cao từ trồng bắp nữ hoàng đỏ

Nhiều năm qua, ngư dân Cà Mau đã dùng vỏ ốc giác kết lại thành chuỗi để đánh bắt bạch tộc (dân địa phương thường gọi là mực tua) và người ta gọi đó là nghề bẫy mực ốc. Nghề bẫy mực ốc được thực hiện phổ biến tại vùng biển Tây thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời của Cà Mau.

Theo ngư dân địa phương, do mực tua có tập tính chui rúc để tìm mơi trú ẩn và vỏ ốc chính là “thiên đường nghỉ ngơi” của chúng. Người dân tiến hành đánh bắt quanh năm, mỗi “nước biển” thường kéo dài từ khoảng 15 – 20 ngày, mỗi ghe tùy lớn nhỏ sẽ có khoảng 10 – 20 thiên ốc (mỗi thiên 1.000 con).

Hoạt động của nghề khá đơn giản, người dân chỉ cần “bửa ốc” (thả ốc xuống biển), qua đêm họ sẽ “thu ốc” (kéo ốc lên). Khi lên tới ghe, ốc được xếp ngăn nắp theo từng lớp, mực tua sẽ tự chui ra và bò lên trên để ngư dân bắt.

Một “giác ốc” (chu kỳ thu hoạch trong 1 ngày, đêm) mỗi ghe có thể thu được khoảng100 kg mực tua. Giá mực tua đang ở mức khoảng 65.000 đồng/kg.

 

Mỗi ghe bẫy mực ốc thường có 1 tài công và 3 - 4 người bạn đi cùng. Tài công được chia 10 %, mỗi người bạn nhận khoảng 7 % trên tổng nguồn thu. Nhưng tổng số tiền chia cho bạn và tài công thường trong khoảng 35% nguồn thu.

Chủ ghe phải chịu toàn bộ các chi phí để thực hiện chuyến đánh bắt. Thời gian gần đây trúng mực nên mỗi nước ra khơi trung bình lời vài chục triệu đồng, thậm chí có những ghe lời hơn 100 triệu đồng mỗi con nước.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 200 tàu ghe hoạt động nghề bẫy mực ốc. Nghề này được ngành chức năng địa phương khuyến khích phát triển vì chỉ đánh bắt mực tua mà không làm ảnh hưởng tới các loài thủy hải sản khác.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm