Dữ liệu là nguồn 'dầu mỏ' quý giá cho doanh nghiệp
Tại hội nghị Tác động Công nghệ Việt Nam (Vietnam Tech Impact Summit 2024 – VTIS) diễn ra trong hai ngày 3-4/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI đã có bài phát biểu chia sẻ về thực trạng phát triển thị trường tài sản số ở Việt Nam và sự cần thiết của hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển sản phẩm tài chính này.
Trong xu thế phát triển của công nghệ nói chung và thị trường tài sản số nói riêng, Việt Nam đang vươn lên nhờ lực lượng trẻ và sự đam mê của người trẻ. Theo nghiên cứu mới nhất của Forbes, người Việt đứng thứ hai thế giới về sở hữu và quan tâm tài sản số. Còn theo thông tin từ 10 sàn giao dịch lớn nhất thế giới tham gia Hội nghị VTIS 2024, Việt Nam là thị trường có độ giao dịch đứng top 4 trên thế giới.
Ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, đây không còn là giải pháp công nghệ, những câu chuyện của ý tưởng, tài sản số đã đi vào cuộc sống của từng gia đình ở Việt Nam. Song nếu như tài sản hữu hình có thể quản lý được thông quan hải quan, biên giới để ngăn chặn ra nước ngoài, tài sản số không có biên giới, có thể mang sang bất cứ nước nào nếu Việt Nam không có cơ sở pháp lý để giữ gìn, phát triển và đảm bảo sự tồn tại trong nước.
Đứng trên góc độ của một doanh nghiệp tham gia phát triển, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng sự hỗ trợ của Chính phủ để xây dựng khung pháp lý minh bạch là cần thiết để doanh nghiệp, doanh nhân thúc đẩy lĩnh vực tài sản số.
“Chúng ta cần khung pháp lý minh bạch để những người phát triển và những nhà đầu tư được bảo vệ, được minh bạch, không ai có thể lừa được ai, không ai có thể trục lợi qua các chiêu trò trên thị trường”, ông Hưng nhấn mạnh. Với các tổ chức quốc tế, việc hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường tài sản số sẽ thúc đẩy những hợp tác, “khi các tổ chức bay đến sẽ thấy được họ có thể đóng góp gì và có lợi gì”.
Dựa trên những lập luận về sự cần thiết của hoàn thiện khuôn khổ pháp lý khi đặt trên bàn cân quyền lợi, lợi ích của các bên tham gia thị trường tài sản số, Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng nêu quan điểm “chúng ta cần khơi dậy phong trào lòng yêu nước của một quốc gia dân số trẻ đam mê với công nghệ có thể đóng góp được cho đất nước. Muốn làm điều vậy, chúng ta phải có thị trường tài sản số. Vì tài sản sinh ra chỉ khi được công nhận, được quyền tự do định đoạt, mua bán trao đổi, khi đó mới cuốn hút được nguồn lực, được những người tham gia đóng góp”. Do đó, việc phát triển khung pháp lý cho thị trường tài sản số là rất cần thiết và cấp bách.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT khẳng định, thế giới của chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử với nhiều biến đổi chưa từng thấy. Người lao động có thể đối mặt với tương lai 75% công việc đang làm biến mất vào 2030. Trí tuệ nhân tạo (AI) đang có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường lao động, thay đổi cách thức làm việc và yêu cầu kỹ năng của người lao động. Con người cần thích ứng với sự thay đổi này bằng cách học hỏi và cải tiến kỹ năng, làm chủ AI, công nghệ trong quá trình làm việc.
Theo ông Trương Gia Bình, trong bối cảnh đó, rất may mắn cho Việt Nam là đất nước ta có những cơ hội chưa từng có. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghệ thông tin. Đặc biệt là Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, sẵn sàng học hỏi. Ông Bình nhận định: “Vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty khác sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình”.
Ông Bình chọn từ khóa “Dữ liệu” (Data) vì mọi công nghệ đều phát triển quanh dữ liệu. Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam và toàn thế giới. Dữ liệu là "dầu mỏ" của tương lai, ai biết khai thác, chế biến, sử dụng, người đó có thể chiếm lĩnh đỉnh cao mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Langfarm Center: Điểm tham quan, trải nghiệm và mua sắm mới lạ của Đà Lạt
‘Thúc’ giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội
Giá vàng ngày 5/1/2025: SJC dao động quanh mức 85 triệu đồng/lượng
Giá ngoại tệ ngày 5/1/2025: USD giảm tốc sau chuỗi tăng trưởng mạnh
Giá nông sản ngày 5/1/2024: Cà phê ổn định, hồ tiêu tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 5/1/2025: Biến động tăng trên cả ba miền