Gạo Việt đối diện với thị trường bị thu hẹp
Năm 2018, gạo được đánh giá là điểm sáng của nhóm hàng nông sản khi xuất khẩu hơn 6,1 triệu tấn và mang về 3 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kết quả trên có được là do xu hướng tăng giá gạo của thế giới, còn năm nay tình hình đã khác. Trong 8 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu tới 5,4 triệu tấn gạo nhưng chỉ mang về 1,96 tỷ USD (giảm 15% so với cùng kỳ). Điều đáng ngại là lượng gạo vào Trung Quốc, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất hiện nay, đã sụt giảm nghiêm trọng. Theo đó, quốc gia tỷ dân đã không còn là thị trường dễ tính khi siết chặt về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và quản lý biên giới.
Ảnh minh họa.
Từ đây, Philippines vươn lên vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 34,5% thị phần, tương ứng 589 triệu USD. Dù dự kiến vẫn sẽ đạt số lượng 6,5 triệu tấn cho cả năm 2019 nhưng các chuyên gia dự báo, tình hình xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn.
Có ý kiến cho rằng cần đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường EU nhờ Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, việc đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của EU là không dễ dàng. Bên cạnh đó, người dân châu Âu sử dụng gạo trong bữa ăn hàng ngày ít hơn và ưa chuộng loại gạo có chất lượng cao hơn các chủng loại mà Việt Nam đang xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Vụ sữa giả quy mô 500 tỷ đồng: Vì sao vi phạm 'lọt lưới' trong thời gian dài?
Chiến lược định vị cho hàng Việt trước 'sóng' thuế quan
Vừa thay đổi nhân sự cấp cao, Sợi Thế Kỷ nhận tin xử phạt
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh
Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Đà Nẵng triển khai kế hoạch trở thành trung tâm du lịch y tế