Thị trường

Giá heo hơi ngày 16/10/2024: Tiếp đà giảm giá trên toàn quốc

DNVN - Ngày 16/10/2024, giá heo hơi tiếp tục duy trì đà giảm trên toàn quốc. Theo ghi nhận mới nhất, giá heo hơi tại các tỉnh, thành phố hiện dao động trong khoảng từ 63.000 đến 66.000 đồng/kg.

Vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, 4 thương nhân bị xử phạt / Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh bao trùm chưa sẵn sàng nhận đầu tư

Giá heo hơi miền Bắc

Sáng nay, giá heo hơi tại miền Bắc ghi nhận xu hướng giảm, ngoại trừ Hà Nội, Nam Định và Thái Bình. Ở các địa phương khác, giá giảm từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg. Hiện tại, mức giá cao nhất trong khu vực được ghi nhận ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định với 66.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Lào Cai và Bắc Giang, giá heo hơi đạt 65.000 đồng/kg.

Giá heo hơi ngày 14/10/2024: Dao động khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg

Ảnh minh họa. Ảnh: INT

Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng ghi nhận mức giảm nhẹ. Tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Ngãi, giá điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá heo hơi tại đây đang giao dịch trong khoảng 64.000 - 65.000 đồng/kg, với Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng và Bình Thuận bán ra mức cao nhất là 65.000 đồng/kg.

Giá heo hơi miền Nam

Khác với hai miền còn lại, giá heo hơi miền Nam sáng nay giữ vững sự ổn định, không có biến động so với phiên trước. Tại đây, các thương lái thu mua heo hơi với giá dao động từ 63.000 - 65.000 đồng/kg, trong đó Bến Tre và Bạc Liêu ghi nhận mức giá thấp nhất là 63.000 đồng/kg.

Nhìn chung, thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giảm mạnh, khi mức giá 67.000 đồng/kg đã không còn xuất hiện. Hiện nay, giá heo hơi trên toàn quốc đang dao động từ 63.000 đến 66.000 đồng/kg, phản ánh sự sụt giảm đều tại các khu vực.

 

Theo dự báo từ các chuyên gia, giá heo hơi trong ngày mai có thể tiếp tục giảm rộng khắp, do áp lực từ nguồn cung lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Chăn nuôi hữu cơ và bảo vệ môi trường: Tất yếu cho sự phát triển bền vững

Ngành chăn nuôi Việt Nam dù đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm biến đổi khí hậu và sự khan hiếm tài nguyên.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Phùng Đức Tiến, nhấn mạnh: "Công nghiệp hóa ngành chăn nuôi theo hướng hữu cơ và bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế."

Với mục tiêu phát triển bền vững, vào tháng 10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 1520/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. Chiến lược này đặt ra những mục tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng xanh, sạch và bền vững, trong đó một trong những ưu tiên là tăng cường hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định rằng ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Để duy trì và nâng cao vị thế trên trường quốc tế, sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan là điều cần thiết.

Hưng Lê (t/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm