Thị trường

Giá heo hơi ngày 31/12/2024: Ổn định trên phạm vi cả nước

DNVN - Giá heo hơi trên cả nước vào ngày 31/12/2024 giữ mức ổn định, nằm trong khoảng 64.000 - 69.000 đồng/kg.

Thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh - Bài 1: Vướng mắc pháp lý, nguồn cung hụt hơi / Thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tháo gỡ nút thắt, đón đầu cơ hội bứt phá

Giá heo hơi khu vực miền Bắc

Giá heo hơi ngày 29/12/2024: Tăng cao dịp cận Tết Nguyên đán?

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Trong khu vực miền Bắc, giá heo hơi vẫn duy trì sự ổn định, giao dịch từ 67.000 - 69.000 đồng/kg. Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với mức giá 69.000 đồng/kg, trong khi các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên và Thái Bình ghi nhận mức giá 68.000 đồng/kg.

Giá heo hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Tại miền Trung và Tây Nguyên, giá heo hơi giao động từ 65.000 - 68.000 đồng/kg. Mức cao nhất của khu vực, 68.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Thanh Hóa và Đắk Lắk, trong khi các địa phương như Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hòa chỉ đạt 65.000 đồng/kg.

 

Giá heo hơi khu vực miền Nam

Ở miền Nam, giá heo hơi không có biến động, duy trì mức thu mua từ 64.000 - 68.000 đồng/kg. Các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và Trà Vinh có giá thấp nhất khu vực, ở mức 64.000 đồng/kg. Trong khi đó, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức 68.000 đồng/kg.

Nhìn chung, giá heo hơi trên cả nước hôm nay không có sự thay đổi. Dự báo, thị trường trong những ngày tới có thể xuất hiện biến động do tác động từ nhu cầu và nguồn cung dịp cuối năm.

 

Tình hình giá heo hơi tuần vừa qua ghi nhận xu hướng tăng mạnh đầu tuần nhưng giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Bắc vào cuối tuần. Theo các chuyên gia, giá heo hơi những ngày cận cuối năm dự báo sẽ dao động nhẹ, tùy thuộc vào lượng tiêu thụ và nguồn cung trên thị trường.

Nguyên nhân giá heo hơi tăng cao

Sở dĩ giá heo hơi hiện ở mức cao do nhu cầu tiêu thụ thịt heo gia tăng mạnh vào cuối năm, đặc biệt trong dịp cận Tết Nguyên Đán. Các cơ sở sản xuất thực phẩm cũng đẩy mạnh việc thu mua nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu chế biến Tết.

 

Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi kéo dài đã khiến người chăn nuôi lo ngại, bán sớm heo nhỏ và giảm đàn ở một số doanh nghiệp lớn. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm heo trọng lượng lớn trên thị trường.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất như thức ăn chăn nuôi, vận chuyển, và các dịch vụ khác tăng cao cũng làm giá thành sản phẩm đội lên. Đặc biệt, khó khăn trong việc nhập khẩu heo từ Campuchia đã góp phần đẩy giá heo hơi nội địa lên cao.

Tình hình chăn nuôi tại Thái Nguyên

 

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 1.087 cơ sở chăn nuôi heo, gà theo tiêu chuẩn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm, chiếm 65% tổng đàn. Ngoài ra, 1.255 trang trại chăn nuôi tập trung chiếm 50% tổng đàn, theo Báo Thái Nguyên.

Ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, chia sẻ: “Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi có xu hướng phức tạp, khó lường nên người dân gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, nhiều cơ sở, trang trại đã chủ động áp dụng phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giúp ngành nông nghiệp 'chuyển đổi xanh' đạt kết quả tốt hơn.”

Phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt các yếu tố từ chọn con giống, nguồn thức ăn, đến việc tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại, nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Người chăn nuôi còn cần ghi chép nhật ký chăm sóc và tiêm phòng để tiện theo dõi.

 


Hưng Lê (t/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm