Thị trường

Giá heo hơi ngày 6/2/2025: Miền Nam chạm ngưỡng cao nhất

DNVN - Giá heo hơi ngày 6/2/2025 tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg trên phạm vi cả nước, ghi nhận mức dao động từ 68.000 - 72.000 đồng/kg.

Săn 'túi mù' trên sàn TMĐT: Trào lưu nhất thời hay xu hướng dài hạn? / Bình ổn thị trường sau Tết

Giá heo hơi tại miền Bắc

Giá heo hơi ngày 4/2/2025: Đồng loạt tăng giá ở cả 3 miền

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Tại miền Bắc, mức giá heo hơi nhích thêm 1.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 68.000 - 70.000 đồng/kg.

Tại Hà Nội, Bắc Giang và Thái Bình, giá tăng thêm 1.000 đồng/kg, xác lập mức đỉnh khu vực là 70.000 đồng/kg.

Vĩnh Phúc cũng ghi nhận mức tăng tương tự, đạt 69.000 đồng/kg.

 

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Tại miền Trung - Tây Nguyên, giá thu mua đồng loạt điều chỉnh tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, dao động từ 68.000 - 71.000 đồng/kg.

Tại Bình Thuận, mức tăng 1.000 đồng/kg đưa giá lên 71.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

 

Một số tỉnh khác như Nghệ An, Đắk Lắk cũng điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, đạt 69.000 đồng/kg, trong khi Bình Định chốt ở mức 68.000 đồng/kg.

Riêng Quảng Trị, Huế và Khánh Hòa vẫn duy trì mức 67.000 đồng/kg, thấp nhất cả nước.

Giá heo hơi tại miền Nam

 

Miền Nam tiếp tục ghi nhận biến động mạnh với biên độ dao động từ 69.000 - 72.000 đồng/kg.

Tại Vũng Tàu và Tây Ninh, giá tăng thêm 1.000 đồng/kg, lên mức 72.000 đồng/kg, ngang bằng với Đồng Nai.

TP Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, đạt 71.000 đồng/kg, tương đương với Đồng Tháp.

 

Một số địa phương như TP Cần Thơ, Tiền Giang và Sóc Trăng cũng đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, đạt 70.000 đồng/kg.

Theo đánh giá từ giới chuyên môn, giá heo hơi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vẫn duy trì ở mức cao. Các chuyên gia chăn nuôi nhận định rằng nhu cầu tiêu thụ thịt năm 2025 sẽ tiếp tục phục hồi, đặc biệt là trong lĩnh vực ăn uống ngoài gia đình. Đàn lợn nái tại miền Bắc tiếp tục tăng trưởng và có thể mở rộng thêm ở miền Nam trong nửa đầu năm 2025 khi hiệu suất sinh sản được cải thiện.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với các thách thức như kiểm soát dịch bệnh, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi và quản lý giết mổ. Ngoài ra, các thủ tục hành chính cùng quy định về vật tư chăn nuôi, thú y còn tồn tại nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đặt mục tiêu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong năm 2025 sẽ tăng khoảng 4 - 5% so với năm trước. Tỷ trọng chăn nuôi dự kiến chiếm khoảng 28 - 30% trong tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp.

Theo phân tích từ công ty chứng khoán TPS, nguồn cung lợn trong nước dự kiến sẽ ổn định, khó xảy ra tình trạng nhập khẩu tăng đột biến.

Mô hình chăn nuôi trang trại đang định hình lại thị trường, góp phần giúp ngành phát triển bền vững hơn bằng cách giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và biến động giá thức ăn. Nhờ quy mô lớn, cơ sở hạ tầng và vốn mạnh, các doanh nghiệp chăn nuôi có lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ cao, giúp giảm chi phí sản xuất và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng thức ăn.

 

Sản lượng thịt lợn trong nước năm 2025 dự kiến tăng 3% so với năm trước do đàn lợn có xu hướng mở rộng, nhất là khi tác động của bão Yagi và dịch tả heo châu Phi đã được kiểm soát tốt hơn.

Lượng tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam được kỳ vọng đạt khoảng 3,9 triệu tấn vào năm 2025, tăng 3,3% so với năm trước, và có thể đạt mốc 4,7 triệu tấn vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng trung bình 3,1%/năm.


Hưng Lê (t/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm