Giá heo hơi ngày 7/5/2022: Tiếp tục tăng, chính thức cán mốc 60.000 đồng/kg
5 doanh nghiệp sắp chia sẻ kinh nghiệm "thực chiến" tiếp cận đối tác, thị trường Brazil / An Giang: Tạm giữ số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không rõ nguồn gốc
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg.
Các địa phương như Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Bình, Bắc Giang giá heo hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 7/5/2022: Tiếp tục tăng, chính thức cán mốc 60.000 đồng/kg. Ảnh: Đỗ Khải
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Trị giá heo hơi được thu mua vớimức cao nhất toàn miền 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, hừa Thiên Huế, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hà Tĩnh giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh An Giang giá heo hơi tăng 2.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg, đây là địa phương cao nhất cả nước.
Tại tỉnh Kiên Giang giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 55.000 đồng/kg.
Ngược lại, giá heo hơi tại tỉnh Long An, Hậu Giang, Cà Mau lại giảm 1.000 đồng/kg xuống 56.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ giá heo hơi được thu mua với mức 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 55.000 - 60.000 đồng/kg.
Giảm chi phí đầu vào, duy trì lợi nhuận cho người chăn nuôi?
Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá thức ăn chiếm tới 65 - 70% giá thành trong chăn nuôi. Do đó, trong bối cảnh giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao thì việc dùng thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước sẽ là giải pháp giúp hạ giá thành sản phẩm.
Thay vì dùng ngô nhập khẩu nhiều hộ chăn nuôi dùng ngô ngay trong nước tại địa phương, thay vì cám mì họ thay thế bằng cám gạo, ngoài ra họ dùng thêm cá rôphi, cá mè lên men thự nhiên thay vì dùng bột cá. Các nguyên liệu như ngô, cám gạo, cá ủ, bã bia luôn sẵn sàng trong kho để giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn nhập khẩu.
Theo các hộ chăn nuôi, thời điểm đầu tháng 5 này, hàng loạt công ty lại tiếp tục điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi, đây đã là lần tăng giá thứ 13 đến 14 của nhiều doanh nghiệp kể từ cuối năm 2020 đến nay. Áp lực lên các hộ chăn nuôi là không nhỏ, việc tận dụng các nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương là cách mà nhiều hộ chăn nuôi đang cố gắng duy trì sản xuất và lợi nhuận của mình.
Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 33 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng nguồn nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn chiếm 40%, còn lại phần lớn là phải nhập khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ