Giá nông sản ngày 13/11/2022: Cà phê giảm 600 đồng/kg, tiêu tăng mạnh
Đà Nẵng: Thu hồi sản phẩm Trà túi lọc Sâm Ngọc Linh do không bảo đảm an toàn thực phẩm / Vì đâu giá vàng tăng mạnh nhất 2 tháng?
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.100 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 40.700 đồng/kg, 40.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.000 - 40.700 đồng/kg. Tính chung tuần qua, giá cà phê trong nước đồng loạt giảm 600 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Lương Vinh
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 ở mức 1.836 USD/tấn, giao tháng 3/2023 ở mức 1.825 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 ở mức 170,1 cent/lb, giao tháng 3/2023 ở mức 168,1 cent/lb.
Kết tuần, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 giảm 40 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 5,65 cent/lb.
Theo số liệu của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), chỉ số giá cà phê tổng hợp toàn cầu (I-CIP) trong tháng 10 ghi nhận tháng giảm giá mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay với mức giảm lên tới 10,6% so với tháng trước, xuống còn bình quân 177,2 US cent/pound (dao động ở mức 159,3 - 194,9 US cent/pound).
Về nguồn cung, ICO vẫn giữ nguyên dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước.
Trong khi tiêu thụ dự báo tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.
Các kho dự trữ chứng nhận arabica trên sàn New York tiếp tục giảm 9,3% so với tháng trước, đóng cửa ở mức 0,41 triệu bao, trong khi dự trữ cà phê robusta có chứng chỉ trên sàn London đạt 1,5 triệu bao, giảm 4,3%.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) đạt gần 129 triệu bao loại 60 kg/bao, giảm 0,4% so với niên vụ 2020-2021.
Xuất khẩu của hầu hết khu vực đều giảm, ngoại trừ châu Á, cụ thể, khu vực châu Á và châu Đại Dương đã xuất khẩu 43,9 triệu bao trong niên vụ 2021-2022, tăng 12,8% so với vụ trước. Riêng Việt Nam chiếm 64% khối lượng xuất khẩu của khu vực với 28,2 triệu bao, tăng 14,8% (tương ứng 3,6 triệu bao) so với niên vụ 2020-2021. Điều này giúp Việt Nam trở thành nước có đóng góp chính vào mức tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực châu Á và Châu Đại Dương trong niên vụ vừa qua.
Giá nông sản ngày 13/11: Tiêu cao nhất đạt 62.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 60.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 62.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 61.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 58.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 58.500 - 62.000 đồng/kg. Kết tuần, giá tiêu tăng mạnh 1.500 đồng/kg.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới, và chiếm khoảng 45% hồ tiêu nhập vào châu Âu.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, đã mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu của Việt Nam.
Theo EVFTA, hồ tiêu là một trong những mặt hàng nông sản chủ chốt của Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, thì vẫn còn một số thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe về chất lượng, đặc biệt là quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
EU là một thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các hàng rào kỹ thuật. Vì vậy, các chính sách quản lý nông sản của EU nghiêm ngặt, đặc biệt các rào cản kỹ thuật của EU với nông sản thực phẩm có xu hướng ngày càng khắt khe hơn.
Tại hội nghị “Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thị trường gia vị châu Âu” vào ngày 9/11 tại thành phố Buôn Ma Thuột, các đại biểu được cập nhật những yêu cầu và xu hướng mới nhất của thị trường gia vị toàn cầu và Châu Âu; một số cảnh báo từ thị trường về ngưỡng hóa chất trong sản phẩm hồ tiêu.
Đồng thời, tại đây, các bên cũng chia sẻ một số khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu sang thị trường Châu Âu; thảo luận các giải pháp để nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế trong bối cảnh và xu hướng mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo