Giá thực phẩm kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng cao
Siết thuế của hàng triệu người bán hàng online: Sẽ rà soát cả tài khoản ngân hàng? / Tích hợp số, ngân hàng gỡ gánh nặng kế toán cho doanh nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2018 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,59% so với tháng 12 năm trước.
Tính bình quân 8 tháng đầu năm nay, chỉ số CPI tăng 3,52% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá thực phẩm tăng cao là một trong những yếu tố đẩy chỉ số CPI tháng 8 đi lên. (Ảnh minh họa) |
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 10 nhóm hàng tăng so với tháng trước, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm thực phẩm. Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,87%; giáo dục tăng 0,46%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,44%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,19%; giao thông tăng 0,13%.... Riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân tác động khiến CPI tăng bởi có một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Tỷ giá VND/USD tăng cũng ảnh hưởng đến giá một số mặt hàng nhập khẩu như xăng dầu, gas, ô tô, xe máy, rượu, thuốc lá, tour du lịch ngoài nước...
Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Dự báo, CPI tháng 9/2018 sẽ tăng nhẹ với các nhóm mặt hàng tăng như dịch vụ giáo dục, giá thịt lợn, giá gas, giá xăng dầu. Ngoài ra, tình hình thiên tai, bão lũ bất thường cũng sẽ tác động khiến chỉ số CPI đi lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương