Giá vàng ngày 1/4/2022: Vàng tiếp đà tăng
Tín hiệu tích cực trong huy động vốn đầu tư, kim ngạch xuất khẩu / Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó do gián đoạn chuỗi cung ứng
Giá vàng ngày 1/4/2022: Vàng tiếp đà tăng. Ảnh: Reuters
Giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá bất chấp đồng USD tăng trở lại và giá dầu suy giảm.
Nỗi lo về lạm phát vẫn thường trực và nhu cầu tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn vẫn hiện hữu.
Dù vậy, có những tín hiệu cho thấy, giá một số mặt hàng quan trọng đang giảm. Giá khi đốt giảm khá nhanh khi mà nhu cầu tại châu Âu và Trung Quốc giảm. Trung Quốc và nhiều nước EU đang phải vật lộn với một chủng biến thể mới của Covid-19 khi chúng đang lây lan nhanh chóng. Trong khi đó, Trung Quốc trong những ngày gần đây đã đóng cửa phần lớn thành phố Thượng Hải.
Hiện, vàng đang giằng co ở 2 xu hướng. Nhiều người kỳ vọng vàng tiếp tục tăng do rủi ro địa chính trị và lạm phát. Trong khi đó, một số người e ngại mặt hàng này sẽ giảm do lãi suất ở nhiều nước trên thế giới có thể tăng nhanh.
Xu hướng tăng của vàng cũng hạn chế khi các cuộc đàm phán hòa bình tại Ukraine tiếp tục có những tín hiệu tích cực. Nhóm đầu cơ giá xuống có thể đang đặt cược vào hy vọng về một thỏa thuận kết thúc cuộc xung đột Ukraine.
Vàng cũng chịu áp lực khi thị trường tiền ảo sôi động trở lại. Đồng Bitcoin đang hướng về ngưỡng 50.000 USD.
Một ngân hàng Nga cho biết, họ đã bán 1 tấn vàng cho người tiêu dùng Nga vào tháng 3 khi nhu cầu tăng cao, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế. Một trong những sản phẩm phổ biến nhất là thỏi vàng nặng 1 kg.
Ngân hàng VTB do nhà nước Nga kiểm soát, là ngân hàng cho vay lớn thứ hai của nước này, cho biết, nhu cầu cao hơn xuất hiện do tình hình địa chính trị bấp bênh. Các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga vì cuộc xung đột Nga- Ukraine đang làm tổn hại đến nền kinh tế và sức mua của đồng Ruble.
VTB cho biết thêm, sau khi bán 1 tấn vàng cho người tiêu dùng vào tháng 3, dự kiến, sự quan tâm đối với kim loại quý này vẫn tiếp tục gia tăng. Kể từ khi bắt đầu bán vàng cách đây 4 tuần, ngân hàng đã nhận được hơn 200 đơn đặt hàng, trong đó, sản phẩm được yêu cầu nhiều nhất là vàng miếng 1 kg. Theo niêm yết hiện tại, nó sẽ có giá hơn 68.000 USD.
Phó chủ tịch cấp cao của VTB, Dmitriy Breytenbikher cho biết, vàng cho phép các nhà đầu tư trong nước tự do đa dạng hóa và bảo vệ danh mục đầu tư của họ trong thời gian "gia tăng các yếu tố bất ổn". Vàng luôn là một công cụ phòng thủ, mang lại nhiều giá trị cho người giữ vàng ít nhất trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Trong tình huống mức độ không chắc chắn cao, tài sản này cho phép bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư, cố định khoản tiết kiệm và bảo toàn vốn cho các thế hệ tương lai", Breytenbikher nói.
VTB không phải là ngân hàng duy nhất có doanh số vàng tăng đột biến. Hai tuần trước, Sberbank, tổ chức tài chính lớn nhất của Nga, cho biết nhu cầu đối với vàng và paladi đã tăng gấp 4 lần trong vài tuần qua.
Trên thị trường trong nước, Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 67,900 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,850 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 68,070 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,790 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 68,150 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,870 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 68,050 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,800 triệu đồng/lượng (bán ra).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương