Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang / Ngành công thương Hà Nội duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ
Giá vàng tiếp tục tăng mạnh
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Giá vàng trong nước tiếp tục xu hướng đi lên, với giá vàng miếng và vàng nhẫn của hầu hết các thương hiệu được điều chỉnh tăng thêm 200.000 đồng. Hiện tại, mức giá của các thương hiệu cụ thể như sau:
Vàng miếng các thương hiệu hiện niêm yết giá mua vào ở mức 84,7 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 86 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, vàng miếng Bảo Tín Minh Châu có giá mua vào cao hơn các thương hiệu khác 100.000 đồng.
Đồng thời, giá vàng nhẫn thuộc các thương hiệu cũng được tăng giá ở cả hai chiều mua và bán. Cụ thể, vàng nhẫn SJC 9999 hiện có giá mua vào là 84,7 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 86 triệu đồng/lượng, tăng thêm 200.000 đồng ở cả hai chiều so với sáng ngày trước đó.
DOJI tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã điều chỉnh tăng 300.000 đồng ở cả giá mua và giá bán, hiện đạt lần lượt 85,1 triệu đồng/lượng và 86,3 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, thương hiệu PNJ niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 85,1 triệu đồng/lượng mua vào và 86,2 triệu đồng/lượng bán ra, tăng lần lượt 300.000 đồng và 200.000 đồng.
Tại Bảo Tín Minh Châu, vàng nhẫn tròn trơn có giá mua vào là 85,1 triệu đồng/lượng và bán ra là 86,4 triệu đồng/lượng, cũng tăng thêm 200.000 đồng ở cả hai chiều.
Phú Quý SJC ghi nhận mức giá thu mua vàng nhẫn là 84,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 86,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng mỗi chiều.
Diễn biến giá vàng thế giới
Theo Kitco, vào lúc 5 giờ sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay được ghi nhận ở mức 2.688,85 USD/ounce, tăng 0,72% so với ngày trước đó. Khi quy đổi theo tỷ giá USD tự do (25.742 VND/USD), giá vàng thế giới đạt khoảng 83,4 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và phí), thấp hơn giá vàng miếng SJC trong nước khoảng 2,8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng trở lại do sự không chắc chắn về chính sách từ chính quyền Mỹ đã làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, bất chấp dữ liệu việc làm Mỹ vượt kỳ vọng.
Sau báo cáo cho thấy Mỹ đã tạo thêm 256.000 việc làm trong tháng trước, cao hơn so với dự báo 160.000, giá vàng giảm nhẹ xuống còn 2.663,09 USD/ounce. Tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận ở mức 4,1%, thấp hơn mức dự đoán 4,2%.
Tuy nhiên, giá vàng nhanh chóng phục hồi, đạt đỉnh kể từ ngày 12/12, hướng đến mức tăng hơn 1,7% trong tuần.
Tai Wong, nhà giao dịch kim loại độc lập, nhận định: "Biến động giá vàng phản ánh sự e ngại từ các nhà đầu tư bán ra; kinh nghiệm từ các đợt tăng giá mạnh trước đây đã làm thay đổi chiến lược của nhiều nhà giao dịch."
Đồng USD tăng giá, trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau báo cáo việc làm. Thị trường dự đoán Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 30 điểm cơ bản trong năm nay, thay vì 45 điểm như dự báo trước đó.
David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho rằng: "Vàng tiếp tục phục hồi nhờ báo cáo việc làm mạnh hơn kỳ vọng... Một yếu tố khác hỗ trợ vàng là sự bất ổn trước lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ."
Trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1, thị trường lo ngại các tuyên bố về thuế nhập khẩu của ông có thể khiến lạm phát tăng cao, đồng thời hạn chế khả năng giảm lãi suất của Fed.
Dù được coi là biện pháp phòng ngừa lạm phát, vàng thỏi lại kém hấp dẫn hơn khi lãi suất tăng cao.
Giá bạc giao ngay tăng 0,9% lên 30,38 USD/ounce; bạch kim giảm 0,2% còn 959,10 USD, trong khi palladium tăng 2,2% lên 943,93 USD. Cả ba kim loại này đều đang hướng đến mức tăng trong tuần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
22% trái phiếu đáo hạn trong tháng 1/2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc
'Bệ phóng' AI giúp doanh nghiệp tài chính ngân hàng tăng tốc
Ngành công thương Hà Nội duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ
Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110