Giá vàng và dầu thô bật tăng mạnh mẽ lên mốc cao
Dưa hấu vụ sớm được mùa, được giá / Khôi phục thông quan tại cặp chợ biên giới Tân Thanh - Pò Chài sớm hơn dự kiến
Phiên giao dịch sáng nay 2/5, giá vàng SJC tại Hà Nội qua niêm yết của Tập đoàn DOJI giao dịch ở mức 47,75 triệu đồng/lượng (mua vào) - 48,25 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và bán buôn.
Các mức giá này tăng mỗi chiều 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Phiên giao dịch sáng qua 1/5, giá vàng SJC tại Hà Nội qua niêm yết của Tập đoàn DOJI giao dịch ở mức 47,65 triệu đồng/lượng (mua vào) - 48,15 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và bán buôn.
Giá vàng SJC tại TPHCM được doanh nghiệp này niêm yết giao dịch ở mức 47,65 triệu đồng/lượng - 48,2 triệu đồng/lượng; giá vàng SJC tại Đà Nẵng giao dịch ở mức 47,6 triệu đồng/lượng - 48,35 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitcom.com lúc 10h sáng nay (giờ Việt Nam) tăng vọt lên mức 1.702,9 USD/ounce.
Mấy ngày qua, giá vàng thế giới giảm sốc mất tới 40 USD/ounce do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra.
Số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho biết vừa ghi nhận thêm 3,84 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, đưa tổng số trong 6 tuần lên hơn 30 triệu.
Ông Stephen Innes, Trưởng chiến lược gia thị trường của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, dự đoán đà giảm của giá vàng sẽ bị hạn chế, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều nước áp dụng mức lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Điều này sẽ giúp củng cố vị thế kênh đầu tư an toàn của vàng.
Tính chung tháng 4, giá vàng đã tăng được 6,1% (vàng dựa trên hợp đồng tương lai kỳ hạn gần nhất) sau khi đạt mức 1.746,5 USD/ounce vào ngày 14/4 và ghi nhận mức cao nhất tính từ tháng 8/2019.
Thời gian qua, giá vàng được hỗ trợ nhiều bởi nhu cầu vàng vật chất tăng và những kỳ vọng về khả năng Ngân hàng Trung ương các nước sẽ tiếp tục tung ra các gói kích cầu nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19.
Cùng với giá vàng, giá dầu giao hợp đồng tương lai chốt tuần tăng khi thị trường chính thức bước vào ngày giảm sản lượng đầu tiên theo thỏa thuận giữa các nhà sản xuất năng lượng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 95 cent (tương đương 5%) lên 19,78 USD/thùng.
Trên sàn New York, giá dầu WTI như vậy đã tăng được 16,8%, theo thống kê của Dow Jones Market Data. Trong 2 phiên gần nhất, giá dầu WTI đã tăng 52% tuy nhiên tính cả tháng 4/2020 giảm 8% và tính từ đầu năm đến nay giảm 68%.
Còn tại thị trường London, giá dầu Brent hợp đồng tương lai tháng 7/2020 giảm 4 cent (tương đương 0,2%) xuống 26,44 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng 6,6%.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, vốn được biết đến với cái tên OPEC+, dự kiến bắt đầu giảm sản lượng sau khi vào tháng 4 đã đồng ý giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh