Giải bài toán nhân lực ngành thủy sản
Truy tìm nhân lựcgiỏi
Tại TP Hồ Chí Minh, những vị trí có mứclương từ 4.000 USD/tháng trở lên hầu như đều nằm trong tầm ngắm của các công ty“săn đầu người”. Các công ty này có danh sách, mức lương, năng lực của các nhânviên, quản lý, thậm chí lai lịch các giám đốc làm ăn hiệu quả, để sẵn sàng “bánthông tin” cho các công ty tuyển dụng, đồng thời đôi khi họ trực tiếp chèo kéocác nhân lực chất lượng cao từ công ty này sang công ty khác để hưởng môi giới.
Lãnh đạo một công ty sản xuất giống vàthức ăn tôm liên doanh cho biết: “Mức lương của tôi trước đây là 250 triệu đồng/tháng.Nhưng nhiều công ty sẵn sàng trả cho tôi mức lương trên 300 triệu đồng/tháng,thông qua các công ty “săn đầu người”, họ liên tục tiếp xúc với tôi, chèo kéotôi. Biết vậy, công ty của tôi đã tăng lương cho tôi lên mức 280 triệu đồng/tháng,chưa kể các chi phí sinh hoạt”. Có thể nói, trong các liên doanh ngành thủy sản,các vị trí quản lý, nhất là lĩnh vực maketting, giám đốc kỹ thuật… đều cần đếnnhân sự là trí thức Việt Nam và mức lương của họ tương đương, thậm chí cao hơn ngươìnước ngoài cùng vị trí.
Ngược lại, những vị giám đốc, giám đốcđiều hành giỏi có thể thay đổi lịch sử của một công ty từ thua lỗ đến thànhcông. Một giám đốc điều hành người Đài Loan trong lĩnh vực thức ăn tôm cho biết:“Công ty của chúng tôi nhiều lần thay đổi chủ, song họ đều tin dùng tôi và cáccộng sự vì chúng tôi đã 15 năm làm việc tại Việt Nam, rất am hiểu việc nuôi trồngthủy sản tại Việt Nam”. Vị giám đốc nàyđã đưa cả vợ con sang sống lâu dài ngay tại công ty tại ĐBSCL. Không chỉ đượcgiữ chân bằng lương, họ còn được mua cổ phần để gắn bó với công ty.
Một chuyên gia sản xuất thức ăn Nhật Bảncho biết: “Khi chúng tôi mở công ty tại Việt Nam chúng tôi mới biết vai trò cácđại lý quan trọng thế nào. Nhiều sản phẩm từ nhà máy không đi đến trực tiếp vơínông dân mà phải qua các đại lý, khiến giá thành cao hơn. Nhưng nếu đại lý từchối không nhận bán hàng thì các nhà máy gặp nhiều khó khăn”.
Nói đi cũng phải nói lại, để trở thành mộtđại lý thành công cũng không đơn giản. Một đại lý thức ăn tôm ở huyện Bình Đạitỉnh Bến Tre có doanh số khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm: “Tôi phải bỏ công việcđang làm ở nhà nước, để đi ra ngoài làm đại lý. Tôi phải trực tiếp nuôi tôm,làm mô hình mẫu, người nông dân họ thấy tôi nuôi thành công, họ hỏi thức ăn gì, khi đó tôi mới bánđược thức ăn cho nhà máy. Những việc như thế, thử hỏi nhà máy có làm đượckhông?”. Cuối cùng, đại lý lại trở thành những chuyên gia nuôi trồng thủy sản,chính họ xây dựng nhiều mô hình mẫu, triển khai các công nghệ mới chứ không phảilà nhà máy!
Kế hoạch giữchân
Có mặt tại trại giống tôm nổi tiếngDương Hùng ở ĐBSCL, chúng tôi thấy một trại giống tôm trong nước nhưng có thểnuôi tôm như những doanh nghiệp lớn của nước ngoài và liên doanh. Quy mô, sảnlượng tôm giống rất lớn. Ông Dương Hùng, lãnh đạo ở đây tiết lộ: “Chúng tôinuôi tôm giống thành công là nhờ lực lượng kỹ sư kỹ thuật viên lành nghề, cónăng lực, sống chết với nghề”.
Các kỹ sư và kỹ thuật viên công ty nayằn ở với trại tôm, nội bất xuất ngoại bất nhập, quanh năm theo dõi tôm bố mẹsinh sản. Ông Dương Hùng tiết lộ thêm: “Chúng tôi quản lý và sử dụng kỹ sưngành thủy sản không theo lương cơ bản mà theo hiệu quả kinh doanh. Một kỹ sưkinh doanh tốt, lương hàng năm có thể lên tới nhiều trăm triệu đồng. Chúng tôi cũng sẵn sàng mời họtham gia như những cổ đông, cùng góp vốn, góp công sức phát triển công ty”.
Một chủtrại tôm tại Bến Tre thì cho biết: “Đa số chủ trại tôm chúng tôi không được họchành nhiều, không giỏi về kỹ thuật. Chúng tôi muốn nuôi tôm phải dựa vào lực lượngkỹ sư, kỹ thuật viên của các công ty giống thức ăn và kỹ sư của chúng tôi”. Chủtrại tôm này nói: “Các kỹ sư và kỹ thuật viên ngành tôm mà giỏi, thành công thìrất được săn đón. Bản thân chúng tôi, dù nuôi tôm theo mùa vụ nên có nhiêùtháng không nuôi thả tôm, nhưng chúng tôi vẫn trả lương cho nhân viên chúngtôi, dù khi đó họ về quê. Đó là cách để chúng tôi giữ chân lực lượng nhân côngchất lượng cao phục vụ cho sản xuất mùa sau”.
Khắc phục tình trạng khan hiếm
Một kỹ thuật viên của C.P. Việt Nam tạiĐồng Nai tâm sự: “Lương kỹ sư thủy sản trong các doanh nghiệp, nhất là liêndoanh hiện nay đủ sống. Mức lương bình quân đều trên 10 triệu mỗi tháng. Nói vậy,nhưng công việc không hề dễ dàng. Chúng tôi phải lăn lộn trên vuông tôm, hướngdẫn kỹ thuật cho các trại tôm, vì đa số nhân lực của trại tôm không được đào tạo.Nông dân nuôi tôm thành công thì công ty mới tiêu thụ được thức ăn tôm. Do vậy,chúng tôi cũng chịu trách nhiệm và vất vả không kém gì nhân viên của chính cáctrại tôm và các đại lý! Cũng may là các trại tôm cũng quý và thương chúng tôinhư con cái trong nhà”.
Hiện nay, cả nước có 9 triệu người làmviệc trong ngành thủy sản với 5 triệu người lao động, hoạt động kinh tế trên biểnvà ven biển và 4 triệu người lao động ở thị trường thủy sản nước ngọt. Khoảng350 trường đại học, cao đẳng, dạy nghề thủy sản mỗi năm cung cấp 7.000 kỹ sư vàkỹ thuật viên nuôi trồng chế biến khai thác thủy sản trong cả nước. Tuy nhiên,khảo sát cho thấy các cơ sở chế biến thuộc khối dân doanh của các ngành chế biếnthủy sản có đến khoảng 80% số lao động không được đào tạo, mà chỉ học các lớp bôìdưỡng ngắn ngày.
Khắc phục tình trạng khan hiếm nhân lực, nhất là nhân lực cao cấp trong ngành thủy sản như các vị trí quản lý, kinh doanh, nghiên cứu, kỹ thuật… chắc chắn cần tăng cường đạo tạo và liên kết với các nước phát triển để đạo tạo chuyên ngành thủy sản. Chính những kỹ sư và kỹ thuật viên có tâm, có tầm sẽ góp phần giúp doanh nghiệp và các trại tôm, cá đạt tỷ lệ nuôi trồng thành công nhiều hơn.
Powered by
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước