Thị trường

Giảm sức ép đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp

Trong tháng 6 này sẽ có trên 30.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, tăng gấp đôi so với tháng 5.

Các loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Anh / Giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Đây cũng là tháng được dự báo có khối lượng trái phiếu đáo hạn cao nhất trong năm nay. Hiện các hoạt động đàm phán thay đổi điều khoản, điều kiện trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ vẫn diễn ra tích cực.

Từ đầu năm đến nay, khoảng 30 đơn vị đã đạt được thỏa thuận với trái chủ. Tổng số trái phiếu được hoãn thời gian trả nợ vào khoảng 36.000 tỷ đồng, chủ yếu là gia hạn tối đa thêm 2 năm theo quy định.

"Đây là yếu tố rất đáng khích lệ trong thời điểm hiện nay, với doanh nghiệp bất động sản, lượng hàng tồn kho tồn động rất lớn, lên tới hơn 6 năm", ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Phân tích Công ty Fiin Ratings, cho biết.

Hiện vẫn còn khoảng 62 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốctrái phiếu doanh nghiệp, theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong năm nay còn khoảng 195.000 tỷ đồng.

Giảm sức ép đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Hiện vẫn còn khoảng 62 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp. (Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)

Dù đã được bật đèn xanh cho giải pháp "hàng đổi hàng", hoán đổi trái phiếu bằng tài sản, nhất là bất động sản, nhưng thực tế, khả năng đàm phán thành công là rất hy hữu.

"Các sản phẩm đủ pháp lý của doanh nghiệp bất động sản thì đa phần đều đang gửi ở ngân hàng. Doanh nghiệp muốn định giá cao, còn trái chủ thì chỉ muốn định giá thấp nên rất khó tìm tiếng nói chung", ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán Smart Invest, đánh giá.

"Với mỗi trường hợp khác nhau, trái chủ và tổ chức phát hành đều cần có thiện chí ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề. Còn các hành lang pháp lý cũng như chính sách kinh tế vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò tạo hành lang chung", ông Hoàng Công Tuấn, chuyên gia Kinh tế trưởng, Công ty Chứng khoán MB, nêu quan điểm.

Không chỉ khó đàm phán giãn, hoãn nợ, việc không đủ pháp lý của tài sản đảm bảo còn khiến hoạt động phát hành mới ngày càng khó khăn. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, giá trị trái hành trái phiếu riêng lẻ giảm 80% so với cùng kỳ.

 

"Tính pháp lý hay việc phê duyệt của các cơ quan chức năng là rất quan trọng. Việc xác định tiền sử dụng đất nếu không có cơ chế rõ ràng thì việc này bị phụ thuộc vào phê duyệt của cơ quan chức năng, đấy là một yếu tố rủi ro cho các nhà đầu tư", ông Nguyễn Chí Thanh, Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định.

Các chuyên gia trên thị trường nhận định, sự trầm lắng của thị trường thời điểm này là khó tránh khỏi, bởi minh bạch hóa và xây dựng lại niềm tin thị trường là cả một quá trình không thể nóng vội, mà ở đó, quan trọng nhất là thiện chí giữa các bên.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm