Thị trường

Giảm tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn được giới chuyên gia cho rằng là cần thiết nhằm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng.

TP Hồ Chí Minh: Tuyến metro nội đô chỉ giải quyết được một phần vấn đề về giao thông / Thị trường nông sản: Giá gạo giảm mạnh hơn so với giá lúa

Ảnh: Dân trí

Từ ngày 1/10, các ngân hàng, chi nhánhngân hàng nước ngoàiphải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 30% thay vì 34% như hiện nay.

TheoNgân hàng Nhà nước, có tới 88% nguồn vốn huy động của các ngân hàng là tiền gửi dưới 12 tháng, song 52% dư nợ tín dụng của hệ thống lại là trung và dài hạn. Vì thế, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn được giới chuyên gia cho rằng là cần thiết nhằm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng và bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, tính đến tháng 7, hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn là 34%. Xét chung toàn hệ thống, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 26,14%.

Thống kê tại một số ngân hàng năm 2022 cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới mức 30%, ngoại trừ Oceanbank với 32%. Kế đó ở một vài ngân hàng lớn, tỷ lệ này lần lượt là: Techcombank (29%), Agribank (25%), Vietinbank (26%) và BIDV (22%).

Các ngân hàng khác như Vietcombank, HDBank (8%), thuộc nhóm ít các ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 10% và gần như không chịu ảnh hưởng từ lộ trình mới này.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm