Thị trường

Hà Tĩnh: Phát triển kinh tế từ tôm càng xanh

Nhận thấy tôm càng xanh là đối tượng nuôi không quá khó về mặt kỹ thuật, chi phí đầu tư thấp mà giá bán lại cao nên những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn Hà Tĩnh đã đưa đối tượng này vào nuôi với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi.

Ông Nguyễn Tường Hà (P. Thạch Quý, TPHà Tĩnh) là người nuôi tôm càng xanh đã 2 năm nay. Mấy năm trước, ông Hà nuôicá rô phi đơn tính khá thành công, nhưng đầu ra càng ngày càng bấp bênh mà côngsức bỏ ra khá vất vả nên ông đã mạnh dạn đưa con tôm càng xanh về nuôi thử. Saulần đầu thất bại, ông không bỏ cuộc mà xem như đây là bài học kinh nghiệm đểtiếp tục thực hiện được mong muốn của mình. Vì vậy, năm 2018, ông đã đầu tư cảitạo lại ao hồ và thả 8 vạn tôm giống càng xanh, lần này ông thành công, tômphát triển tốt và mang lại cho ông nguồn thu nhập đáng kể.

Năm 2019, ông Hà tự tin hơn và dành 2ha diện tích mặt nước để tiếp tục nuôi đối tượng này. Ngay từ những tháng đâùnăm ông đã cải tạo ao hồ bài bản và lần này ông thả 10 vạn con giống tôm càngxanh. Sau gần 6 tháng, gia đình ông bắt đầu thu hoạch, ước tính lợi nhuận mangvề gần 200 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của ông Hà, trong nuôitôm càng xanh, việc cải tạo ao, xử lý môi trường nước giống với quy trình kỹthuật như nuôi tôm sú, TTCT; nhưng nuôi tôm càng xanh ít bị dịch bệnh hơn, tỷlệ sống chỉ cần đạt từ 35 - 40% là đáp ứng yêu cầu rồi. “Để đạt được năng suấtcao, chất lượng thịt tôm thương phẩm ngon, chắc thì phải luôn tạo được môitrường sống giàu thức ăn tự nhiên vì tôm càng xanh có tập tính ăn tạp, ngoài racần bổ sung thức ăn công nghiệp có độ đạm cao” - ông Hà chia sẻ thêm.

Những lứa tôm càng xanh đầu tiên được ông Nguyễn Tường Hà thu hoạch.

Không chỉ gia đình ông Hà mà anh Lê VănĐại (thôn Chi Lưu, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà) cũng mạnh dạn thử sức với đôítượng nuôi này với mong muốn mang lại thu nhập cao hơn cho gia đình. Sau gầnhai năm đầu tư nuôi các đối tượng cá truyền thống như: trắm, trôi, chép... anhĐại nhận thấy thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lạithấp; do đó, sau khi tìm hiểu thông tin cũng như tham quan một số mô hình tạinhiều địa phương, đầu năm 2019, anh Đại đã mạnh dạn đầu tư gần 1 ha ao và thả 3vạn tôm giống càng xanh để nuôi thử nghiệm.

Để giảm thiểu lượng tôm giống bị hao hụt,anh Đại đã đầu tư một bể để ương tôm giống trước khi thả xuống ao; nhờ vậy, môitrường nuôi cũng như sức khỏe của tôm giai đoạn đầu được quản lý tốt hơn. Sau20 ngày, khi tôm bằng chiếc tăm xe đạp thì anh bắt đầu thả xuống nuôi. Chínhnhờ quá trình chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sau gần 5 tháng nuôi, tômthích nghi và phát triển rất tốt. Đến nay, tôm đạt cỡ 22 - 25 con/kg và giađình anh đang tiến hành thu hoạch. Với giá bán giao động từ 450.000 - 470.000đồng/kg, vụ tôm này anh Đạt dự tính thu lãi khoảng 70 triệu đồng.

Anh Lê Văn Đại cho biết: “Đây là lầnđầu tiên đưa đối tượng này vào nuôi thử nghiệm, do kinh nghiệm nuôi chưa cónhiều nên tôi chỉ thả nuôi theo hình thức quảng canh là chính. Nhưng qua đợtnuôi đầu thấy tôm thích nghi phát triển rất tốt và hiện tại thị trường đầu racòn khá thuận lợi nên gia đình đang tiếp tục thả thêm 5 vạn và dự kiến sẽ thuhoạch vào dịp Tết Nguyên đán năm nay”.

Qua những kết quả bước đầu đạt được khiđưa tôm càng xanh vào nuôi tại các ao hồ nước ngọt cho thấy, loài tôm này thíchnghi tốt với điều kiện khí hậu tại Hà Tĩnh, người dân có thể nuôi theo hìnhthức quảng canh hoặc quảng canh cải tiến cũng đã mang lại nguồn thu nhập ổnđịnh; góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi; là hướng phát triển kinh tế rất cótriển vọng. Vì thế, các cấp, ngành liên quan cần có sự quan tâm về cả mặt khoahọc kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ để người dân tiếp cận, từ đó có thể nhânrộng mô hình này.

Powered by

Theo Nguyễn Hoàn/Thủy sản Việt Nam/Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo