Thị trường

Hải Dương: Ứng dụng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trồng thanh long

Việc chủ động ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật thắp đèn để kích thích cây ra quả trái vụ, đang giúp các nhà vườn trồng thanh long trên địa bàn Tp.Chí Linh (Hải Dương) gặt hái thành công, mang lại lợi ích kéo về kinh tế, an toàn lao động (ATLĐ).

Ông Thoại ở Tiền Giang trồng sầu riêng thu tiền tỷ / Hà Nội: Hiệu quả từ trồng bí ngô bao tử

Làm giàu từ thanh long

Khoảng 10 năm trở lại đây, cây thanh long bắt đầu bén rễ trên địa bàn Tp.Chí Linh và nhanh chóng khẳng định vị thế là một trong những cây kinh tế chủ lực tại địa phương. Nhờ trồng thanh long, nhiều hộ nông dân đã bứt lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thanh Long đang cho hiệu quả kinh tế cao

Thanh Long đang cho hiệu quả kinh tế cao

Ông Nguyễn Văn Xuyên là một trong những người đầu tiên phát triển mô hình trồng thanh long trên địa bàn và hiện đang gặt hái thành công lớn. Nhờ sản xuất an toàn, chú trọng khoa học – kỹ thuật, vườn thanh long của gia định ông Xuyên có thể cho thu hoạch từ 10 đến 12 lứa/năm, chất lượng quả vượt trội.

“Nhà tôi đang có hơn 600 trụ trồng thanh long an toàn, mỗi năm cho thu hoạch 9 – 11 tấn quả. Nhờ chất lượng quả tốt, thị trường tiêu thụ ổn định, kết hợp với bán cành thanh long giống, bình quân mỗi năm tôi thu về trên 100 triệu đồng”, ông Xuyên nhấn mạnh.

Tương tự, mô hình trồng thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Tám (phường Bến Tắm) cũng đang cho thấy hiệu quả vượt trội. Với hơn 1.000 trụ cây, bình quân mỗi năm ông Tám thu về trên 20 tấn quả, cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Theo ông Tám, trồng thanh long an toàn không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn cho thấy lợi ích lớn về ATLĐ. Đơn cử, trong quá trình sản xuất, các hộ trồng cây được xã tạo điều kiện tham gia tập huấn kỹ thuật, trang bị kiến thức sử dụng máy móc, nông cụ, đảm bảo ATLĐ trong quá trình sản xuất.

 

Quy trình sản xuất an toàn cũng đòi hỏi các hộ trồng thanh long hạn chế tối đa dùng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại… qua đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất.

Các hộ trồng thanh long tại Chí Linh đang chú trọng khoa học - kỹ thuật, ATLĐ

Các hộ trồng thanh long tại Chí Linh đang chú trọng khoa học - kỹ thuật, ATLĐ

Đẩy mạnh khoa học – kỹ thuật

 

Ông Cao Văn Hào – Trường phòng Kinh tế Tp. Chí Linh, cho biết: “Sau hơn 10 năm phát triển mô hình, các hộ nông dân trên địa bàn đang nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, quy định về ATLĐ, từ đó, các mô hình trồng thanh long đang cho hiệu quả cao, diện tích trồng thanh long trên địa bàn cũng ngày càng mở rộng”.

Trong gia đoạn 2009 – 2016, tổng diện tích trồng thanh lông trên địa bàn Chí Linh chỉ vào khoảng 25 – 30 ha, thì đến cuối năm 2019, có thêm khoảng trên 100 ha thanh long được trồng mới, nâng tổng diện tích thanh long trên địa bàn thành phố lên hơn 150 ha, tập trung tại các xã, phương như Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Hoàng Tân, Bến Tắm…

Để nâng cao hiệu quả, nhiều hộ trồng thanh long đang ứng dụng kỹ thuật thắp bóng điện để kích thích thanh long ra quả trái vụ. Theo người dân địa phương, thanh long trái vụ cho hiệu quả gấp 2 – 3 lần thanh long chính vụ, với giá bán bình quân 50 – 70 nghìn đồng/kg.

Bên cạnh ứng dụng kỹ thuật mới, vấn đề ATLĐ trong sản xuất cũng được chính quyền và các hộ trồng thanh long trên địa bàn đặc biệt quan tâm. Trong quá trình chăm sóc, các nhà vườn chú trọng quy định sản xuất an toàn như không dùng hóa chất độc hại để tránh gây thoái hóa nguồn đất, nguồn nước… đảm bảo sự phát triển lâu dài.

“Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục phát triển mô hình trồng thanh long theo hướng hiện đại gắn với ATLĐ, chủ động đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nhằm giảm công lao động, nâng cao năng suất, chất lương, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thanh long”, ông Cao Văn Hào nhấn mạnh.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm