Hàng vạn lượt doanh nghiệp được hỗ trợ sử dụng dịch vụ công trực tuyến
DNVN - Đây là một trong những kết quả và điểm nhấn nổi bật mà Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đạt được trong năm 2019.
Thịt nhập khẩu đã về, giá thịt lợn giảm nhiệt / Tăng trưởng GDP 2020: Dự báo của VEPR cách xa mục tiêu của Quốc hội
Đánh giá kết quả công tác năm 2019, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, đơn vị đã hoàn thiện thể chế, chính sách về thương mại điện tử và kinh tế số, chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
Trong năm 2019, Cục đã tiếp nhận 1.850 lượt phản ánh và xử lý gần 1.570 lượt phản ánh trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm chính như: không đăng ký, thông báo website, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác nhằm lừa đảo khách hàng.. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thương mại điện tử đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân được nâng cao.
Ảnh minh họa.
Cục đã phối hợp chặt chẽ với 41 địa phương để triển khai 70 đề án đã đăng ký trong năm 2019. Cục phối hợp với các Sở Công Thương để đưa các giải pháp tiên tiến của TMĐT ứng dụng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại địa phương thông qua các đề án thuộc Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Cục được giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối, chủ trì triển khai dịch vụ công và Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương. Đến thời điểm tháng 12 năm 2019, tất cả 292 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; trong đó có 166 DVCTT mức độ 3 và mức độ 4 (DVCTT mức độ 3 là 122, DVCTT mức độ 4 là 44). Hiện đã có hơn 31.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng Cổng DVCTT của Bộ.
Hết tháng 11 năm 2019, Bộ Công Thương đã xử lý hơn 1.540.792 bộ hồ sơ điện tử qua các DVCTT mức độ 3, 4 (trong đó số lượng hồ sơ trực tuyến được gửi qua các DVCTT mức độ 3 là 1.314.217 bộ, hồ sơ được gửi qua DVCTT mức độ 4 là 225.465 bộ), tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.
Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ hàng vạn lượt doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT thông qua điện thoại, email… góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với các thủ tục hành chính (TTHC) do Bộ quản lý. Kể từ thời điểm khai trương Cổng DVCQG ngày 09 tháng 12 năm 2019 đến nay, các DVCTT của Bộ Công Thương đều đã hoạt động ổn định, thông suốt.
Ngoài ra, Cục đã tổ chức thành công Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday 2019. Sự kiện đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đột phá của lĩnh vực thương mại điện tử, cũng như nền kinh tế số tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ về phát huy lợi thế công nghệ, đón bắt cơ hội đem lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới hiện nay.
Mặc dù ghi nhận, đánh giá những kết quả của Cục đạt được trong năm 2019, nhưng Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nêu ra những câu hỏi mang tính gợi mở cho Cục TMĐT và KTS, đó là TMĐT của chúng ta đang phát triển ở giai đoạn nào? Đến năm 2020, bức tranh TMĐT sẽ như thế nào? Còn 1 năm nữa, cần làm gì để hoàn thiện nốt bức tranh đó? Đây là
Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải cho biết, tập thể cán bộ Cục sẽ tiếp tục từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về TMĐT và kinh tế số; Giám sát, kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật về TMĐT; Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, hiện đại hóa trong giải quyết thủ tục hành chính; Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển TMĐT và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TMĐT.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo