Thị trường

Huy động nhiều nguồn lực để làm hạ tầng giao thông

Sẽ huy động nhiều nguồn lực để hạ tầng giao thông đi trước 1 bước so với phát triển đô thị là mục tiêu được xác định trong 5 năm tới của thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Việt Nam hoàn toàn có quyền tự tin về năng lực cạnh tranh / Ban chỉ đạo 389 yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán

Khiên đào của máy TBM “Thần tốc” sắp được đưa xuống tầng đáy ga ngầm S9 - Kim Mã. Ảnh: NDO.

Khiên đào của máy TBM “Thần tốc” sắp được đưa xuống tầng đáy ga ngầm S9 - Kim Mã. Ảnh: NDO.

Trong một thập kỷ qua, những người dân sinh sống và làm việc tại 2 đô thị lớn nhất cả nước đã cảm nhận được sự thay da đổi thịt rõ rệt của hệ thống hạ tầng giao thông. Không chỉ phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giúp thành phố khang trang hơn, hiện đại hơn.

Trong ngày đầu năm mới Tân Sửu 2021, hãy cùng nhìn lại bức tranh giao thông của 2 thành phố này.

Ngày 22/1, đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã lăn bánh, đến ga S1 đón người dân tham quan. Chỉ trong vài tháng nữa, đoàn tàu này sẽ được khai thác thương mại. Còn dưới lòng đất 40m, robot đào hầm thứ 2 đang được lắp đặt để bắt đầu khoan những đoạn hầm đầu tiên của đường sắt đô thị, để bắt đầu đưa vào khai thác từ cuối năm 2022. Như vậy, chỉ trong năm nay, người dân thủ đô sẽ được sử dụng một loại hình giao thông công cộng hoàn toàn mới mẻ.

Đường sắt đô thị không chỉ mang dấu ấn thập kỷ, mà còn là giải pháp sống còn cho giao thông công cộng của một đô thị đông dân như Hà Nội. Dù chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu, nhưng không thể phủ nhận rằng những công trình giao thông của Hà Nội được đầu tư xây dựng trong 10 năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi bộ mặt giao thông thủ đô.

 

Huy động nhiều nguồn lực để làm hạ tầng giao thông - Ảnh 1.

Đường sắt đô thị không chỉ mang dấu ấn thập kỷ mà còn là giải pháp sống còn cho giao thông công cộng của một đô thị đông dân như Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Tới nay, Hà Nội đã hoàn thành 7 trong số 9 đường cao tốc, kết nối với các tỉnh thành khu vực phía Bắc; hoàn thành khoảng 55% việc tự đầu tư xây dựng 5 tuyến vành đai nội đô, gồm: vành đai 1 + vành đai 2 + vành đai 2,5 + vành đai 3 và vành đai 3,5. Còn vành đai liên vùng là 4 và 5 sẽ do Nhà nước đảm nhiệm.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trong 5 năm tới đây, thành phố sẽ huy động mọi nguồn lực để khép kín các vành đai nội đô. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được ưu tiên.

Huy động đa dạng nguồn vốn đầu tư cho giao thông là một thách thức, nhưng cũng đã được ngành giao thông thủ đô xác định là một yêu cầu bắt buộc. Hà Nội đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tốc độ phát triển hạ tầng giao thông với tốc độ phát triển đô thị. Sự chung tay của người dân là vô cùng quan trọng, vì ngoài vấn đề về vốn, giải phóng mặt bằng cũng là khâu vướng mắc, làm chậm tiến độ của những dự án mà chính người dân, sau này, sẽ được hưởng lợi!

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm