IFC giúp các DN dệt may Việt Nam tiết kiệm 30 triệu USD/năm
Dệt may với ứng dụng công nghệ 4.0: Tất yếu nhưng có chọn lựa / Mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD của Dệt may Việt Nam đang gặp khó
Trước thực tế này, theo tổ chức IFC, trong 3 năm qua, chương trình cải thiện hiệu quả tài nguyên Việt Nam đã hỗ trợ 82 nhà máy dệt may và da giày đầu tư 37 triệu USD vào các biện pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả, giúp họ trung bình tiết kiệm được 30 triệu USD/năm nhờ tiết giảm sử dụng nước, năng lượng và hóa chất. Ngoài ra, các nhà máy đã tiết kiệm được tổng cộng 4 triệu m3 nước và giảm được 303.000 tấn phát thải khí nhà kính một năm.
Bằng cách cải thiện hiệu năng, các nhà máy sẽ có thểđáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng cao từ các khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú (PPJ) cho biết, việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và gia tăng sản lượng đã giúp doanh nghiệp thu hút được thêm các khách hàng mới vốn đang tìm kiếm những nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu.
Không chỉ có thêm các đơn hàng mới, các biện pháp này đã giúp PPJ tiết giảm được lượng điện sản xuất gần 7 triệu kWh/năm và tiết kiệm được 200.000 m3 nước/năm. Nhờđó, công ty tiết kiệm được 700.000 USD/năm, đồng thời tăng lương cho công nhân, khuyến khích họ ở lại làm việc cho công ty.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Ảnh minh họa