Khốc liệt cuộc đua thị phần môi giới
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Củng cố nền tảng tăng trưởng bền vững / Nhiều làng hoa ở TP HCM đang tất bật vào vụ Tết
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 128/2018/ TT-BTC (Thông tư 128), thay thế cho Thông tư số 242/2016/TT-BTC (Thông tư 242) quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán sẽ có hiệu lực từ 15/2/2019.
Theo đó, giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) sẽ chỉ áp mức tối đa 0,5% giá trị giao dịch và không có mức sàn 0,15% như hiện nay.
Lịch sửlặp lại?
Thông tư 242 ra đời nhằm tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty chứng khoán (CTCK), phá vỡ cấu trúc thị trường. Tại thời điểm đó, khi thị trường chứng khoán còn non trẻ thì đây là điều cần thiết trong bối cảnh các CTCK nhỏ phải "liều mạng" để cạnh tranh.
Đến nay, sau gần 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt đã đi vào quỹ đạo ổn định, chất lượng các CTCK đã được cải thiện rất nhiều không chỉ về chuyên môn và còn về nguồn lực tài chính.
Do đó, việc thông tư 28 có hiệu lực đồng nghĩa với việc các công ty chứng khoán có thể chủ động đưa ra mức phí môi giới tối thiểu, kể cả 0% tùy vào đối tượng khách hàng khác nhau. Các nhà đầu tư giao dịch nhiều, doanh số cao sẽ được áp dụng mức phí thấp và ngược lại.
Hiện nay, mức phí phổ biến được các công ty chứng khoán áp dụng là 0,25-0,4% giá trị giao dịch, đối với khách hàng lớn hay còn gọi là "khách VIP" thì được áp dụng mức phí thấp hơn, trong khoảng 0,15 – 0,2%.
Nếu tính tại giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong năm 2018 là gần 6.603 tỷ đồng/phiên với mức phí trung bình 0,25% thì các CTCK có thể thu về 16,5 tỷ đồng mỗi phiên.
Trong trường hợp phí giao dịch chỉ cần giảm thêm 0,05% thì mỗi phiên các nhà đầu tư đã "tiết kiệm" được hơn 3,3 tỷ đồng, về dài hạn con số có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Từ đây, nhiều người cho rằng cuộc cạnh tranh thị phần sẽ ngày càng khốc liệt hơn bởi các CTCK có thể phải "chạy đua" giảm phí nhằm giữ chân khách hàng cũng như thu hút các nhà đầu tư mới, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân "cá mập".
Theo chia sẻ của một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán, "những nhà đầu tư nhỏ chẳng bao giờ mơ tới mức phí tối thiểu nên việc áp giá sàn hay không cũng không ảnh hưởng nhưng điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các "đội lái" chứng khoán".
Cũng theo vị này, từ thủa "sơ khai" của thị trường chứng khoán, các CTCK cũng được tự do đưa ra mức phí môi giới, gây ra hiện tượng chạy đua cạnh tranh hút khách hàng, khiến thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất an toàn.
Việc được áp dụng mức phí "siêu ưu đãi" cho các khách hàng "VIP" đã làm nảy sinh tình trạng mua tay phải, bán tay trái để làm giá xảy ra thường xuyên hơn thị trường. Theo đó, lo ngại "lịch sử lặp lại" là hoàn toàn có cơ sở.
Trên thực tế, doanh thu của các CTCK hiện vay vẫn chủ yếu đến từ hoạt động thu phí môi giới có thể kể đến như CTCK HSC trong 9 tháng năm 2018, công ty ghi nhận 1.947 tỷ đồng tổng doanh thu, trong đó doanh thu từ hoạt động môi giới đạt 619,7 tỷ đồng, chiếm gần 32% tổng doanh thu.
Nhà đầu tư cũng không nên chạy đua về mức phí môi giới mà bỏ qua các yếu tố khác của một CTCK |
Phí không làtất cả
Hay như "ông lớn" SSI với 2.794 tỷ đồng tổng doanh thu trong 9 tháng năm 2018, doanh thu hoạt động môi giới chiếm 33,3% đạt 931 tỷ đồng. SSI là CTCK luôn dẫn đầu về thị phần môi giới.
Do đó, các CTCK phải tích cực đưa ra những ưu đãi. Nhưng trên thực tế, ngay cả khi chưa có thông tư 28 , một số công ty còn có chính sách "lách phí" bằng việc hoàn trả lại cho nhà đầu tư dưới những hình thức khác nhau, chủ yếu thông qua lãi suất dịch vụ ký quỹ.
CTCK TCBS đã đầu tư mạnh về công nghệ và hoạt động theo mô hình không có nhân viên môi giới, vì thế có thể cắt giảm tối đa các chi phí trung gian.
Hơn nữa, quy định mới không đả động gì đến tỷ lệ phí môi giới mà các CTCK phải nộp cho các sở giao dịch chứng khoán (HoSE và HNX).
Hiện tỷ lệ nộp về các sở là 20%, tức công ty chứng khoán thu được 100 đồng phí môi giới, họ nộp cho cho hai sở giao dịch là 20 đồng, tùy cổ phiếu được giao dịch niêm yết trên sàn nào.
Từ những thực tế này cho thấy muốn xây dựng một môi trường chứng khoán lành mạnh thì vấn đề không chỉ là phí môi giới chứng khoán.
Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc CTCK Everest, quy định bỏ mức sàn phí giao dịch cổ phiếu là một cách hợp thức hóa các chiêu thu hút khách hàng của nhiều CTCK, còn về mặt bằng phí giao dịch, có thể sẽ không thay đổi nhiều và thậm chí cũng không giảm.
Vấn đề tồn đọng và nhức nhối hiện nay chính là doanh nghiệp niêm yết đang quá dàn trải, nhiều doanh nghiệp lên sàn nhưng gần như không có giao dịch bởi cổ đông quá cô đặc, lượng cổ phiếu tự do không nhiều.
Việc sàng lọc những cổ phiếu chất lượng để đưa ra giao dịch nên được ưu tiên để cải thiện thanh khoản cho các sàn giao dịch hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị hàng hóa cho thị trường.
Về phía các CTCK, ông Nguyễn Duy Linh – Phó Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán – Khách hàng Cá nhân của CTCP Chứng khoán SSI, cho biết đứng trước áp lực cạnh tranh, mọi người thường nghĩ tới việc giảm phí, nhưng việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đầu tư cho công nghệ… sẽ hiệu quả hơn trong việc thu hút khách hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT