Kinh doanh

Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát phận gia công

1.740 doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện hoạt động gia công hàng hóa cho nước ngoài và chỉ thu về 8,6 tỷ USD trong năm 2016, một con số rất nhỏ.

USTDA tài trợ 755.160 USD cho dự án năng lượng tại Việt Nam / Lập quy hoạch khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen rộng gần 3.000 ha

Lần đầu tiên, Tổng cục Thống kê đã có số liệu điều tra về tình hình gia công hàng hóa cho nước ngoài.

Theo đó, kết quả Tổng điều tra kinh tế2017cho thấy,trong năm 2016 có 1.740 doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài. Trong đó, có 1.687 doanh nghiệp nhận gia công hàng hóa cho nước ngoài và có 52 doanh nghiệp Việt Nam gửi nguyên liệu ra nước ngoài thuê gia công.

.
.

Số lượng doanh nghiệp thực hiện gia công lớn như vậy, nhưng tổng phí gia công các doanh nghiệp Việt Nam thu được từ hoạt động nhận gia công, lắp ráp hàng hóa cho nước ngoài năm 2016 chỉ đạt 8,6 tỷ USD.

Trong đó, phí gia công của hàng dệt may và giầy dép chiếm trọng số lớn nhất trong hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa cho nước ngoài. Cụ thể, nhóm hàng dệt may đứng đầu với số ngoại tệ thu về 4,1 tỷ USD, chiếm 48% tổng phí gia công; giầy dép thu về 2,7 tỷ USD, chiếm 32% tổng phí gia công; lắp ráp điện thoại 268 triệu USD, chiếm 3,1%; lắp ráp điện tử máy tính là 63 triệu USD, chiếm 0,7% và gia công hàng hóa khác thu được 1,4 tỷ USD, chiếm 16,2%.

Cũng theo kết quả Tổng điều tra, tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình gia công, lắp ráp đạt 20,2 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sau gia công, lắp ráp đạt 32,4 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong số này, các doanh nghiệp FDI chiếm trọng số lớn nhất với giá trị hàng hóa sau gia công đạt 25,6 tỷ USD,chiếm tới 78,9% tổng giá trị hàng hóa sau gia công, cùng với đónguyên liệu nhập khẩu cho gia công của các doanh nghiệp FDI là 16,3 tỷ USD, chiếm 80,5% tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu.

Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động gia công hàng hóa với nguyên liệu đầu vào do đối tác nước ngoài cung cấp và sở hữu nên tỷ lệ giá trị nguyên liệu nhập khẩu về để gia công, lắp ráp so với tổng giá trị hàng hóa sau gia công ở mức khá cao62,3%.

Trong đó, tỷ lệ này cao nhất ở nhóm hàngđiện thoại - với 78,9%, nhóm hàng điện tử máy tính - 76,4%, nhóm dệt may - 67,1%, nhóm giầy dép - 47% và nhóm hàng hóa khác là 74,7%.

“Số liệu cho thấy, với nhóm hàng điện thoại và điện tử máy tính, gần như doanh nghiệp Việt Nam chỉ thu được phí gia công, lắp ráp do nước ngoài trả mà không cung cấp nguyên liệu phụ trợ sản xuất trong nước cho hoạt động gia công đối với 2 nhóm hàng này”, Tổng cục Thống kê nhận định.

Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhóm hàng dệt may và giầy dép thấp hơn, cho thấy ngoài nguyên liệu nhập khẩu từ nước thuê gia công, doanh nghiệp Việt Nam có cung cấp thêm nguyên liệu đầu vào sản xuất trong nước phục vụ cho quá trình gia công.

“Với nhóm hàng dệt may và giầy dép, ngoài khoản thu về phí gia công, doanh nghiệp Việt Nam còn thu được một khoản ngoại tệ từ việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình gia công, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đối với nhóm hàng dệt may và giầy dép”, kết quả Tổng điều tra cho biết.

Cũng theo kết quả Tổng điều tra, các đối tác chính đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công, lắp ráp hàng hóa trong năm 2016 gồm 5 quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Hầu hết sản phẩm sau khi gia công, lắp ráp được xuất khẩu trở lại cho nước đặt gia công hoặc xuất khẩu cho nước khác theo chỉ định của nướcđặtgia công. Trị giá hàng hóa sau gia công, lắp ráp bán tại Việt Nam so với tổng giá trị hàng hóa sau gia công thấp với3,9%, trong đó thấp nhất làđiện thoại và dệt may, tỷ lệđược để lại tiêu thụ tại Việt Namtương ứng là0,2% và 1%.

Những con số trên cho thấy, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát “kiếp gia công”, giá trị gia tăng thu về thấp.

Theo Báo Đầu tư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm