Kinh doanh

Ngành thép Việt Nam có triển vọng thúc đẩy xuất khẩu ra các thị trường mới

DNVN - Ngành thép của Việt Nam đã trải qua một năm đầy thách thức 2020 nhưng được đánh giá đầy triển vọng trong năm 2021. Theo một báo cáo đánh giá của VCBS trong ngành thép thì xu hướng trong năm 2021 ngành thép vẫn có nhiều rủi ro, tuy nhiên vẫn có nhiều cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Giá thép có thể đạt đỉnh năm nay / Malaysia áp thuế chống bán phá giá thép Việt Nam

Ngành thép của Việt Nam đã trải qua một năm đầy thách thức 2020 nhưng được đánh giá đầy triển vọng trong năm 2021. Theo một báo cáo đánh giá của VCBS trong ngành thép thì xu hướng trong năm 2021 ngành thép vẫn có nhiều rủi ro, tuy nhiên vẫn có nhiều cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Tính tới tháng 11/2020, tổng sản lượng thực tế các sản phẩm thép toàn ngành đạt 21,2 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các sản phầm thép xây dựng ghi nhận giảm sản lượng thực tế 2,7% so với cùng kỳ năm trước, thép cán nguội và thép cán nóng giảm 2,9% sản so với cùng kỳ năm trước ảnh hưởng từ thị trường xây dựng trong nước bắt đầu diễn biến chậm từ năm 2019. Sang năm 2020, Covid-19 càng làm chậm sự phục hồi nguồn cung và tiến độ xây dựng các dự án bất động sản. Sản lượng thực tế sản phẩm thép ống ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ 5,8% so với cùng kỳ năm trước nhờ hoạt động xuất khẩu cải thiện đang kể trong nửa cuối 2020. Mặc dù theo thống kê các doanh nghiệp tôn mạ thuộc hiệp hội VSA vẫn ghi nhận tổng sản lượng tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ sự tăng trưởng sản lượng nội địa trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên con số thực tế có thể thấp hơn so với thống kê từ VSA khi có nhiều doanh nghiệp sản xuất và thương mại tôn nhập khẩu kinh doanh chủ yếu tại thị trường nội địa chưa được thống kê bị sức ép giảm thị phần khi các doanh nghiệp thuộc VSA chuyển hướng tập trung thị trường nội địa khi hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong nửa sau năm 2019.

Tổng sản lượng thép theo các năm và theo nhóm năm 2020

Tổng sản lượng thép theo các năm và theo nhóm năm 2020.

Tiêu thụ thép dài đối mặt với nhiều khó khăn trong 7 tháng đầu năm nhưng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản phẩm thép dài Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ 95% tại thị trường nội địa, hoạt động xuất khẩu thép dài chiếm sản lượng không đáng kể do chi phí vận chuyển lớn và mức thuế áp vào thép dài thành phẩm tại hầu hết các quốc gia đều cao hơn mức thuế áp vào phôi thép dài (billet). Điều này không làm tối ưu hóa lợi nhuận từ các nhà nhập khẩu quốc tế. Vì vậy diễn biến tổng sản lượng thép dài có xu hướng tương tự cho sản lượng thép dài nội địa. Và có thể thông qua phân tích cung cầu thép dài nội địa để nắm bắt được diễn biến và triển vọng của sản phẩm thép dài Việt Nam.

Thị phần miền Nam ghi nhận nhiều thay đổi, các nhà máy mới đi vào hoạt động từ 2019 tăng trưởng đáng kể như Dung Quất giai đoạn 1 (2 triệu tấn/năm), Nghi Sơn giai đoạn 1 (1 triệu tấn/năm) và TungHo (1 triệu tấn/năm), VAS-Tuệ Minh (0,4 triệu tấn/năm).

Giá bán thép dài nội địa có xu hướng cải thiện từ đáy tháng 8/2020 theo sự phục hồi của nhu cầu trong nước và khu vực do sự tăng giá chi phí các nguyên liệu đầu vào bao gồm quặng sắt và thép phế, nhu cầu thép tại Trung Quốc tăng nhanh làm tăng giá mặt bằng chung khu vực Châu Á và nhu cầu thép dài trong nước hồi phục.

Đối với sản phẩm thép ống và tôn mạ, sản lượng thực tế có xu hướng tương quan trong các tháng 2020. Tuy nhiên đến từ động lực tăng trưởng khác nhau, trong đó tổng sản lượng thực tế sản phẩm thép ống ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ 5,8% so với cùng kỳ năm trước nhờ hoạt động xuất khẩu cải thiện đang kể. Tiêu thụ thép ống nội địa có xu hướng phục hồi, còn tiêu thụ tôn mạ nội địa có xu hướng trái chiều so với tăng trưởng chung toàn ngành. Tỷ trọng tiêu thụ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo thường chiếm tỷ trọng trên 90% do các sản phẩm giá trị thấp nhưng cồng kềnh không thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thị phần tiêu thụ nội địa tôn mạ và thép ống ít có sự biến động trong năm 2020, trong đó mức độ tập trung khá cô đặc, vẫn tập trung vào một số các doanh nghiệp lớn. Đối với tôn mạ, top 5 công ty chiếm đến 79,2% thị phần nội địa, cụ thể: HSG: 25%, Tôn Đông Á: 17%, NKG: 13%, TVP: 14%, Tôn Phương Nam: 11%. Đối với ống thép, top 5 công ty chiếm đến 77,4% thị phần nội địa, cụ thể: HPG: 35%, HSG: 17%, Minh Ngọc: 11%, Việt Đức: 8%, Nhật Quang: 6%.

 

Trong nửa đầu năm 2021, dự báo giá ngành vật liệu cứng HRC tiếp tục ở mức cao. Đáng chú ý, giá HRC khu vực Đông Á duy trì xu hướng tăng tốt từ quý 2/2020 đến hiện tại và đặc biệt tăng đột biến từ tháng 6/11/2020 từ 526 USD/tấn lên 700 USD/tháng thời điểm 2/12/2020, tăng 33% chỉ trong vòng 4 tuần được cho rằng bị ảnh hưởng chủ yếu từ hai yếu tố là nhu cầu đầu tư mạnh mẽ các ngành xây dựng và sản xuất ô tô tại hai quốc gia Trung Quốc & Ấn Độ ở thời điểm hiện tại, và giá nguyên liệu than mỡ luyện cốc nội địa Trung Quốc trong nước từ việc cấm nhập khẩu than mỡ từ Úc do vấn đề căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia. Dẫn đến đẩy giá thép mặt bằng chung khu vực Châu Á. Đồng thời, điều này cũng là nguyên nhân hạn chế nguồn cung trong nước của Trung Quốc tác động kép tăng giá thép trong khu vực.

Dự báo cung cầu thép năm 2021

Dự báo cung cầu thép năm 2021.

Trong ngắn hạn nửa đầu năm 2021, trước nhu cầu thép tại Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và Mỹ được kỳ vọng tiếp tục ở mức cao từ việc tái hoạt động các ngành công nghiệp và và nhu cầu bất động sản tăng cao nhờ duy trì lãi suất thấp, giá bán các sản phẩm vật liệu cứng tại các kỳ hạn hợp đồng tương lai vẫn chưa cho thấy các tín hiệu hạ nhiệt trong ngắn hạn. Vì vậy, trong ngắn hạn kỳ vọng các nhà sản xuất chuỗi sản phẩm thép dẹt vẫn được hưởng lợi khá lớn từ việc nhu cầu vượt trội. Tuy nhiên sẽ là rủi ro trong việc duy trì biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này nếu giá thép HRC hạ nhiệt.

 

Năm 2021, ngành thép được dự báo sẽ tiếp tục phát triển. Nguồn cung thép dài trong nước tăng nhẹ từ nhà máy Pomina, trong khu nguồn cung thép tăng khoảng 2 triệu tấn từ nhà máy Hòa Phát, Dung Quất, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Nhu cầu thép trpng nước vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực từ động lực đầu tư và ngành bất động sản. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt.

Trong 9 tháng đầu năm 2020 tổng vốn giải ngân đầu tư phát triển từ NSNN đạt 322 ngàn tỷ, tăng trưởng 40% So với cùng kỳ năm trước, ghi nhận lượng giải ngân tăng mạnh đáng kể so với mức bình quân giai đoạn 2016-2019. Trong đó, hoạt động giải ngân ghi nhận sự tăng mạnh so với cùng kỳ từ tháng 6/2020 trở đi. Điều này kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt cho ngành thép nội địa trong năm 2021.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm